Đời sống

Cứu người đuối nước cần làm gì?

Vụ đuối nước tại thôn Sở Hạ (xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) ngày 2.7 đã cướp đi sinh mạng của 5 người, trong đó có 2 người lớn nhảy xuống cứu trẻ cũng tử vong. Chia sẻ với báo chí chiều 11.7, bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nếu không biết cách cấp cứu người đuối nước có thể gây nguy hiểm cho cả hai.

Vụ đuối nước tại thôn Sở Hạ (xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) ngày 2.7 đã cướp đi sinh mạng của 5 người, trong đó có 2 người lớn nhảy xuống cứu trẻ cũng tử vong. Chia sẻ với báo chí chiều 11.7, bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nếu không biết cách cấp cứu người đuối nước có thể gây nguy hiểm cho cả hai.

cuu nguoi duoi nuoc can lam gi? hinh anh 1

Cả thôn Sở Hạ chìm trong tang thương (Ảnh Danviet.vn)

Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều người cho rằng nếu đuối nước sẽ có người vùng vẫy, kêu cứu. Nhưng thực tế, đuối nước thường diễn ra êm đềm, nhẹ nhàng, có thể người đang tắm bên cạnh, bố mẹ đang trông trên bờ cũng không phát ngay được.

“Khi có nhóm bạn tắm thì nên luôn canh chừng nhau để phát hiện các dấu hiệu đuối nước như nổi lập lờ, chìm không thấy chứ không kỳ vọng nạn nhân kêu cứu. Còn khi nạn nhân đuối nước thì ngay lập tức phải kêu cứu để có người đến trợ giúp” – bác sĩ Chính nói.

cuu nguoi duoi nuoc can lam gi? hinh anh 2

Bác sĩ Chính khuyến cáo, cần phải hà hơi, ép tim liên tục cho người đuối nước (Ảnh: D.L)

Theo bác sĩ Chính, để cứu nạn nhân đuối nước thì người cứu bắt buộc phải biết bơi. Tuy nhiên, nếu vùng nước sâu, xoáy, chảy mạnh thì cũng không nên nhảy xuống mà nên kêu cứu nhờ hỗ trợ. Tìm cách quẳng dây, gậy để người đuối nước bám vào. Còn nếu người biết bơi nhảy xuống cứu nên tiếp cận người đuối nước từ đằng sau, túm áo, tóc họ để đưa họ vào bờ. Không tiếp cận từ đằng trước, khi đó người đuối nước còn tỉnh có thể hoảng loạn bám vào người cứu, khiến cả hai chìm xuống.

Bác sĩ Chính khuyến cáo, nếu đưa nạn nhân đuối nước lên bờ thì ngay lập tức cần kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân còn thở thì đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, quan sát nhịp thở và gọi cấp cứu.

Còn nếu nạn nhân đã ngưng thở thì nên thổi hơi liên tục cho nạn nhân. Quy trình hồi sinh tim phổi, ép ngực theo nguyên tắc: 30 lần ép ngực thì 5 lần thổi ngạt, làm liên tục cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc đội cứu hộ đến. “Không vác nạn nhân lên vai để chạy với hy vọng tống nước ra ngoài. Vì nạn nhân đuối nước đang bị ngạt, điều quan trọng phải hồi sinh hô hấp, hà hơi thổi ngạt, ép tim phổi cho bệnh nhân” – bác sĩ Chính cho biết.

Về nghi ngờ một số người xuống cứu nạn có thể bị ngạt khí độc gây tử vong, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, điều này còn phải đợi kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, điều này cũng không loại trừ vì trong các hầm ủ cá, hầm bioga, giếng sâu, chỗ kín, yếm khí, đọng khí lâu ngày, các thùng, bồn chứa bỏ hoang… thường chứa nhiều khí độc gây chết người, đặc biệt là chất độc hyđro sulfua (H2S). Thông thường, khi khí H2S nhạt thì có thể ngửi thấy mùi thum thủm. Nhưng khi H2S đậm đặc sẽ làm tê liệt thần kinh khứu giác, khiến người hít phải không ngửi thấy mùi gì để tránh. Nhưng khi chui vào hầm, khí độc tấn công rất nhanh làm tê liệt hệ thô hấp, tê liệt tế bào, khiến nạn nhân bị “knock out”, ngất xỉu, tử vong rất nhanh. Những người chui vào cứu người bị nạn có thể cũng sẽ bị tử vong theo. Do đó, khi phát hiện người bị nạn, người nhà cần thông khí hầm, hố có người bị nạn trước khi vào cứu.

Theo Diệu Linh (Dân Việt)