Gia đình

Rửa bát theo cách này chẳng khác gì 'tự ăn thuốc độc', rất nhiều gia đình mắc phải nhưng không biết để tránh

Rửa bát là công việc thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày của các bà nội trợ. Tuy nhiên, có những sai lầm khi rửa bát mà chị em và mọi người rất hay mắc phải. 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình, các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo 5 thói quen rửa bát vô cùng độc hại bên dưới đây:

1. Đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát, đĩa:

Đây là một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà hơn nữa, sau khi tráng lại bằng nước sạch, khả năng lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa vẫn còn. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…

Vì thế, lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén là hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.

Rửa bát theo cách này chẳng khác gì 'tự ăn thuốc độc', rất nhiều gia đình mắc phải nhưng không biết để tránh

2. Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng:

Khi thấy bát đũa bị dính nhiều dầu mỡ, nhiều bà nội trợ thường đổ lượng nước rửa chén nhiều hơn rất nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, "tác dụng phụ" của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.

Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng lượng xà phòng rửa bát theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu dùng nhiều nước rửa bát, bạn cần chú ý tráng bát thật kĩ lượng với nước sạch hoặc tốt hơn hết là nước nóng để có thể loại bỏ được hết lượng hóa chất bám trên bát đĩa.

3. Ngâm bát rất lâu trước khi rửa

Nhiều gia đình Việt có thói quen ngâm bát qua đêm rồi mới xử lý. Đây quả thực là một sai lầm nguy hiểm bởi có thể khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi hay các loại bát đĩa. Thậm chí, nếu là đũa, bát bằng gỗ thì hóa chất sẽ ngấm sâu vào từng thớ gỗ, không thể nào rửa sạch hết được.

Ngoài ra, khi ngâm bát đĩa quá lâu các vi khuẩn truyền bệnh trong đường ruột của con người như Salmonella, Proteus…bám vào bát đũa và sinh sôi nhanh chóng. Thậm chí một số loại vi khuẩn không thể loại bỏ bằng cách rửa thông thường, nếu ngâm lâu mà không cọ rửa kỹ sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.

Cách tốt nhất là rửa sạch bát đũa ngay sau khi ăn xong, để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc có điều kiện sinh sôi nảy nở.

4. Đã lâu không thay giẻ rửa bát, không thay thế và khử trùng khăn lau bát

Thứ bẩn nhất trong bếp thực ra chính là miếng giẻ rửa bát nhỏ bé của bạn. Nghiên cứu cho thấy, miếng bọt biển rửa bát có thể chứa hàng nghìn vi khuẩn như E. coli và Salmonella trên mỗi inch. Những lỗ nhỏ li ti trên bọt biển là nơi thích hợp để lưu trữ vụn thức ăn thừa, đây chính xác là "ngôi nhà thân yêu" của vi khuẩn.

Rửa bát theo cách này chẳng khác gì 'tự ăn thuốc độc', rất nhiều gia đình mắc phải nhưng không biết để tránh - 1

Tương tự, nhiều người chỉ dùng chung 1 chiếc giẻ lau trong bếp, ngoài dùng để rửa bát, họ còn dùng để lau bàn, thớt, bếp, thời gian sử dụng khoảng 2-3 tháng, thậm chí là cả năm trời. Thói quen ấy tưởng chừng tiết kiệm, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cực lớn.

Trước đây, CCTV của Trung Quốc cũng từng đưa tin về một gia đình bị ngộ độc do dùng giẻ lau bát quá lâu không thay.

Giẻ rửa bát hay miếng bọt biển nên được vệ sinh sạch sẽ và luộc trong nước nóng sau mỗi lần sử dụng. Mỗi tháng nên thay giẻ rửa bát một lần để đảm bảo vệ sinh.

5. Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước

Nhiều người không quá coi trọng vấn đề tráng nước sau khi rửa vì nghĩ rằng chỉ cần không nhìn thấy bọt là được. Tuy nhiên, hóa chất trong nước rửa nếu không rửa thật kĩ chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt.

Tốt nhất bạn nên tráng đi tráng lại ít nhất 3 lần nước cho sạch. Ngoài ra, bạn cũng nên tráng sạch bát đĩa bằng nước nóng để loại bỏ được hết hóa chất nguy hiểm.

HL (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/rua-bat-theo-cach-nay-chang-khac-gi-tu-an-thuoc-doc-rat-nhieu-gia-dinh-mac-phai-nhung-khong-biet-de-tranh-tintuc796361