Giới trẻ
18/03/2025 15:24Khuyên thật: 5 thứ này cho vào bình giữ nhiệt thì ngang 'thuốc độc', ngấm ngầm hại cơ thể
1. Nước kỷ tử
Nhiều người thích thả vài quả kỷ tử vào trà nóng trong bình giữ nhiệt để tăng hương vị và dinh dưỡng. Nhưng hãy dừng ngay thói quen này! Kỷ tử chứa đường tự nhiên, khi ngâm lâu trong môi trường ấm và kín (trên 40°C), dễ lên men, sinh ra khí gas như CO2. Nếu đậy nắp kín, áp suất tích tụ có thể khiến khí phun mạnh khi mở, làm bỏng hoặc tổn thương mắt.
Để an toàn, nếu muốn dùng kỷ tử, đừng đậy nắp kín và chỉ ngâm trong thời gian ngắn (dưới 1 giờ). Tốt nhất, hãy pha kỷ tử trong ly mở, tránh dùng bình giữ nhiệt.
2. Thuốc bắc
Với những ai uống thuốc bắc hàng ngày, việc cho vào bình giữ nhiệt để mang đi làm nghe có vẻ tiện lợi. Nhưng thực tế, đây là cách làm tiềm ẩn rủi ro. Thảo dược trong thuốc bắc thường có tính axit hoặc kiềm, dễ gây phản ứng hóa học với lớp lót inox (thép không gỉ 304 hoặc 201) của bình. Điều này có thể làm xuất hiện cặn bám, đổi màu, hoặc tệ hơn là ăn mòn lớp lót, giải phóng kim loại nặng như Crom, Niken vào thuốc. Uống lâu dài, các chất này có thể tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến gan và thận.
Thay vì dùng bình giữ nhiệt, hãy đựng thuốc bắc trong hộp thủy tinh hoặc bình sứ để giữ nguyên chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
3. Canh/súp
Dùng bình giữ nhiệt để mang canh, súp đi làm đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ. Nhưng hãy cân nhắc lại! Lớp lót inox phổ biến trong bình giữ nhiệt không chịu được sự tác động của muối, dầu, và axit (như trong canh cà chua, súp mặn) ở nhiệt độ cao. Theo thời gian, lớp lót có thể bị ăn mòn, để lại vết loang và giải phóng kim loại nặng, gây hại nếu hấp thụ vào cơ thể.
Để giữ nóng canh/súp, hãy dùng hộp giữ nhiệt chuyên dụng có lớp lót chống ăn mòn. Bình giữ nhiệt chỉ nên dùng cho nước lọc hoặc trà không đường.
4. Đồ uống dễ lên men
Sữa tươi, sữa đậu nành hay các loại nước ép trái cây đều là “kẻ thù” của bình giữ nhiệt. Nhiệt độ ấm (30-50°C) trong bình là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn như Lactobacillus hoặc Clostridium phát triển, khiến đồ uống lên men, biến chất chỉ sau 1-2 giờ. Sữa có thể đông lại, sinh mùi chua, thậm chí tạo độc tố gây đau bụng, tiêu chảy, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Để bảo quản sữa, hãy dùng túi giữ lạnh thay vì bình giữ nhiệt. Nếu cần mang theo, uống ngay trong vòng 30 phút và không đậy kín lâu.
5. Nước ngọt có gas
Nhiều người có thói quen cho nước ngọt có gas vào bình giữ nhiệt, nhưng thực sự đây là một việc không nên làm. Với bất kỳ loại bình giữ nhiệt nào có nắp bật hoặc nắp đậy kiểu ấn, việc đựng nước ngọt có gas sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lý do là vì nước ngọt có gas chứa rất nhiều CO2. Khi cho vào bình giữ nhiệt, áp suất bên trong sẽ tăng lên đáng kể. Nếu bạn đậy nắp rồi mở ra, nắp có thể bật mạnh và gây thương tích.
Ngoài ra, các thành phần trong nước ngọt có gas không tương thích với lớp inox bên trong bình. Khi tiếp xúc, lớp inox này có thể tiết ra kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe và làm hỏng bình giữ nhiệt nhanh chóng.
Nguồn: Toutiao
Theo Phác Thái Anh (Phụ Nữ Số)
Tin cùng chuyên mục







-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
Bài đọc nhiều



