Cùng bị bao phủ bởi lớp băng dày và thời tiết khắc nghiệt nhưng Nam Cực và Bắc Cực lại có những điểm khác nhau thú vị.

 

Nam Cực là một lục địa với những dãy núi và hồ và bao quanh bởi đại dương. Với diện tích 14.000.000 km2, châu Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới.
 Bắc Cực là vùng đại dương bị đóng băng, bao quanh bởi đất liền. 
Nam cực có chim cánh cụt.
Bắc cực có gấu trắng.

Nam Cực là châu lục lạnh nhất, gió nhiều nhất, khô nhất và có độ cao cách mặt nước biển trung bình cao nhất trong tất cả các châu lục. Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1000 - 5000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. 

Ở Bắc Cực, nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới -40 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Ngoài con người, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn có các loài sinh vật sống trên băng, động thực vật phiêu sinh, cá, chim, động vật có vú dưới nước, động vật trên đất liền và thực vật.
Nam cực có xấp xỉ 90% lượng băng của thế giới, với trữ lượng khoảng 1/3 lượng nước ngọt của Trái Đất đang bị giữ dưới dạng băng ở đây. Băng ở Nam Cực có nơi dày 3,5km. 
Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m.

TH (Nguoiduatin.vn)