Hỏi - Đáp

Vì sao cát biển và sa mạc không thể dùng để xây dựng?

Cát biển và cát trong sa mạc rất nhiều nhưng chúng không được người ta khai thác để làm xây dựng.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng ngày một nhanh của xã hội thì cát đã trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, ở rất nhiều nơi như cát, bờ biển,...cát thừa thãi nhưng chẳng ai dùng đến. Là con người không nghĩ đến điều này hay có nguyên nhân nào khác?

Vì sao cát biển và sa mạc không thể dùng để xây dựng?

Thực chất thì cát được chia thành ba loại dựa trên kích thước hạt cát, đó là cát thô, cát trung bình và cát mịn. Kích thước hạt cát ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lớp lát, xét theo độ đàn hồi, độ bền và khả năng chịu tải. Hình dáng hạt cát quyết định mật độ, độ vững chắc và đặc tính kỹ thuật. Những hạt cát tròn trơn nhẵn sẽ dễ trộn hơn hạt cát góc cạnh hoặc thuôn dài với bề mặt thô nhám.

Chính vì vậy mà cát biển và cát sa mạc hiếm khi đáp ứng các yêu cầu để làm vật liệu xây dựng công trình, đặc biệt ở tình trạng chưa qua xử lý. Hạt cát sa mạc mịn hơn và nhẵn hơn, do đó bề mặt của loại cát này không có đủ liên kết hóa học nhiều chiều. Nếu kích thước hạt cát quá nhỏ, vữa trộn sẽ trơn trượt và có độ bền kém.

Vì sao cát biển và sa mạc không thể dùng để xây dựng? - 1

Nếu cát ở trạng thái khô, liên kết giữa những hạt cát cung cấp khả năng chịu tải khá lớn. Nhưng nếu cát bị ướt, liên kết sẽ yếu đi và khi quá tải, các liên kết sẽ đứt gãy khiến lớp cát sụp xuống.

Cát biển cũng tròn và rất mịn. Clo trong cát biển gây xói mòn sắt thép, làm giảm khả năng chịu tải của sắt thép, kéo theo giảm tuổi thọ công trình. Cát biển không có độ bền nén cao nên không thích hợp dùng cho hoạt động xây dựng. Ngoài ra, muối trong cát biển thường hấp thụ độ ẩm từ không khí, gây ẩm ướt cho công trình.

Dung (SHTT)