Hỏi - Đáp

Vì sao đôi khi chúng ta có hiện tượng 'đom đóm mắt'?

Đom đóm mắt là một biểu hiện bình thường trong quá trình mắt làm việc. Mắt không ngừng hoạt động trong bóng tối mà chúng tạo ra những tín hiệu bên trong rất yếu bắt chước ánh sáng. Những tín hiệu này liên tục được tạo ra bởi các tế bào ở đáy mắt.

Nếu bạn nhắm mắt vào ban ngày, trong một căn phòng sáng hoặc ngoài trời, thì một phần ánh sáng vẫn đi qua mi mắt chiếu vào trong mắt và bạn có thể nhìn thấy một màu đỏ sẫm ngả sang đen. Đó là vì mi mắt có nhiều mạch máu và ánh sáng chiếu qua khiến bạn nhìn thấy màu của mạch máu.

Vì sao đôi khi chúng ta có hiện tượng 'đom đóm mắt'?

Nhưng thường thì chúng ta nhìn thấy nhiều màu và nhiều hình thù khi nhắm mắt trong bóng tối. Chẳng hạn như đầu tiên lúc mới nhắm mắt, bạn có thể nhìn thấy vô vàn các chấm và các điểm sáng chói. Sau đó, khi đã ở trong bóng tối lâu hơn, bạn sẽ nhìn thấy những đường cong, uốn lượn đầy những chấm màu sắc chuyển động. Những hình thù đó không phải của một vật gì có thật, bởi vì nó liên tục thay đổi và có vẻ rất kỳ quặc.

Bạn cũng có thể nhìn thấy những hình thù, màu sắc tương tự khi mở mắt nếu bạn mới bước vào chỗ tối sau khi đứng ở chỗ sáng chói một lúc, hoặc là khi bạn đang ngủ và thức dậy lúc nửa đêm.

Vì sao đôi khi chúng ta có hiện tượng 'đom đóm mắt'? - 1

Dân gian gọi hiện tượng này là "đom đóm mắt". Những đường cong và sóng chúng ta nhìn thấy được tạo ra từ những thay đổi trong hoạt động của các tế bào này. Các đốm màu xuất hiện bởi vì các tế bào trong mắt phát hiện ánh sáng cũng cho thấy hoạt động này. Các tín hiệu này được truyền tới não, và não xử lý hoạt động ngẫu nhiên này. Bộ não không biết được những tín hiệu này được tạo ra bởi ánh sáng thực, vì thế chúng ta cho rằng mình đang nhìn thấy những ánh sáng và hình thù nhiều màu sắc không có thật. Nó giống như một dạng ảo ảnh vậy.

Dung (Nguoiduatin.vn)