Hỏi - Đáp
29/09/2020 13:30Vì sao nhiều bộ phận không biến mất hoàn toàn khi tiến hóa?
Đầu tiên, cần phải hiểu về chọn lọc tự nhiên. Nói một cách đơn giản là chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những sinh vật có tính trạng tốt cả về sinh tồn lẫn duy trì nòi giống trong một môi trường nhất định, từ đó tăng khả năng sống sót của thế hệ sau. Khi môi trường thay đổi, tính trạng có ích trước đây đôi khi cũng có thể gây hại, khi đó chúng thường bị đào thải và giảm dần trong quần thể nhường chỗ cho tính trạng phù hợp khác. Tuy nhiên những tính trạng chỉ cần không gây hại dù cũng chẳng có ích cũng sẽ không bị đào thải và vẫn tiếp tục xuất hiện ở các thế hệ sau.
Xương cụt là một ví dụ. Các nhà sinh học tiến hóa cho rằng nhờ khí hậu khô, đồng cỏ xanh tốt mà tổ tiên có đuôi của chúng ta rời bỏ các cành cây và chuyển hướng xuống mặt đất. Cái đuôi từng giúp di chuyển trên cây giờ lại thành ra vướng víu nên những cá thể đột biến có đuôi ngắn hơn sẽ thích nghi tốt hơn với cuộc sống trên mặt đất từ đó tiếp tục tồn tại để truyền tính trạng này cho các thế hệ sau.
Quá trình này diễn ra chậm trong suốt hàng triệu năm, đến khoảng 20 triệu năm trước, thì đuôi hoàn toàn biến mất. Tuy vậy, một bằng chứng về việc loài người đã từng có đuôi là phần xương cụt vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, có lẽ là do nó không gây hại gì, thực ra nó cũng có một chức năng nhỏ, đó là cố định một vài nhóm cơ.
Đến 85% dân số thế giới tiêu giảm cơ gan tay dài. Quan sát loài linh trưởng, họ hàng của chúng ta, có thể thấy cơ gan tay dài không xuất hiện ở những cá thể sống chủ yếu trên mặt đất, nhưng lại luôn xuất hiện ở các cá thể sống chủ yếu trên cây. Điều đó cho thấy cơ này giúp ta chuyền từ cành này sang cành khác, rồi trở nên thừa thãi khi ta chuyển xuống sống trên mặt đất.
Trong khi đó, ruột thừa có thể từng là một phần của hệ tiêu hóa của tổ tiên chúng ta và được dùng để tiêu hóa thực vật. Khi thức ăn thay đổi, bộ phận này bắt đầu co lại. Nhưng ruột thừa không vô hại, nó cực kỳ nguy hiểm khi bị viêm thậm chí tử vong. Vậy thì tại sao ruột thừa không biến mất hoàn toàn? Có khả năng là cơ quan này đang dần biến mất chỉ điều các đột biến làm nó nhỏ hơn chưa xuất hiện mà thôi, hoặc có lẽ nó vẫn có lợi ích gì đó như là nguồn cung cấp vi khuẩn giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn.
Tiến hóa là một quá trình không hoàn hảo. Chúng ta có được ngày hôm nay là kết quả của hàng triệu năm biến đổi ngẫu nhiên, liên tục thử nghiệm và sai sót của tạo hóa.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




