Lối Sống

Bí mật ít ai biết, chiếc lỗ nhỏ trên thớt có nhiều tác dụng hơn chúng ta tưởng

Bạn đã bao giờ tự hỏi mục đích của chiếc lỗ nhỏ trên thớt là gì? Hay đơn giản chỉ xem đó là chi tiết trang trí hoặc chỗ để treo thớt lên sau khi sử dụng?

Thớt là một công cụ quen thuộc trong bếp, được sử dụng để cắt và chuẩn bị thức ăn. Tuy nhiên, thớt còn đi kèm với một chi tiết nhỏ, là lỗ nhỏ ở một góc của thớt. Bạn có biết rằng chiếc lỗ nhỏ trên thớt còn có một công dụng khác mà không phải ai cũng biết?

Dễ dàng dồn thực phẩm

Khi bạn thái đồ ăn, đặc biệt là khi thái thành những miếng nhỏ, việc dồn thành phẩm vào bát hay đĩa có thể gặp khó khăn. Thực phẩm dễ rơi rớt ra ngoài và bạn phải rửa lại, nhặt lại, mất thời gian. Để giải quyết vấn đề này, sau khi thái xong, bạn có thể dồn đồ ăn qua chiếc lỗ nhỏ trên thớt để chúng rơi xuống khay hay bát đĩa phía dưới một cách dễ dàng. Phương pháp này áp dụng tuyệt vời với những loại thực phẩm được thái hạt lựu hay thịt băm.

Tác dụng trong việc treo thớt

Lỗ nhỏ trên thớt không chỉ là một chi tiết thiết kế đẹp mắt, mà còn có tác dụng trong việc treo thớt.

Giúp thớt không bị đọng nước

Lỗ nhỏ trên thớt còn giúp làm thông thoáng cho vật dụng này khi sử dụng. Nhờ lỗ nhỏ này, thớt không bị đọng nước nước trên bề mặt, giúp thớt luôn khô thoáng và sạch sẽ.

Làm sạch và tiết kiệm thời gian

Bạn cũng có thể tận dụng lỗ nhỏ này để gạt những mẩu vụn, vỏ và các mảnh thừa khi sơ chế rau củ xuống phía thùng rác bên dưới.

Bí mật ít ai biết, chiếc lỗ nhỏ trên thớt có nhiều tác dụng hơn chúng ta tưởng
Chiếc lỗ này đóng vai trò đưa đồ ăn "đi đúng hướng", rơi thẳng vào bát chứ không bị vãi ra ngoài nữa. (Ảnh: Bright Side)

Những lưu ý khi sử dụng thớt

Để giữ cho thớt luôn sạch và khô, bạn nên lưu ý theo các gợi ý sau:

Rửa sạch sau khi sử dụng: Sau khi sử dụng thớt, hãy rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng. Đảm bảo loại bỏ hết thức ăn và vi khuẩn trên bề mặt thớt.

Sử dụng thớt riêng cho từng loại thực phẩm: Để tránh nhiễm khuẩn, hãy sử dụng thớt riêng cho đồ sống (như rau, trái cây) và đồ chín (như thịt, cá). Không nên dùng lẫn 2 loại thớt.

Giữ thớt khô: Sau khi rửa, lau khô thớt bằng khăn sạch. Đặc biệt với thớt gỗ, hãy để thớt khô tự nhiên để tránh nấm mốc.

Thay thớt khi cần thiết: Nếu thớt quá cũ, nhiều vết lõm hoặc không còn an toàn vệ sinh, hãy thay thớt mới.

Vậy là bạn đã biết thêm một mẹo nhỏ nhưng cực kỳ hữu ích trong việc sử dụng thớt. Chiếc lỗ nhỏ không hề đơn thuần như bạn thấy, nó là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng trong thiết kế nhà bếp, nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho người nấu nướng. Bạn còn chờ gì nữa mà không tận dụng ngay chiếc lỗ nhỏ này để việc chuẩn bị bữa ăn trở nên nhanh chóng và sạch sẽ hơn bao giờ hết.

Hướng dẫn làm sạch thớt gỗ đúng cách:

Bước 1: Rửa với nước nóng và xà phòng

Nếu bạn sử dụng cùng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.

Bước 2: Phơi khô trong không khí

Sau khi rửa, hãy dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, sử dụng các loại khăn lau trong nhà bếp có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn đến bề mặt thớt. Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên giặt sạch các loại khăn lau này. Cố gắng để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.

Bước 3: Khử trùng

Một số loại thớt có chưa thành phần kháng khuẩn, ví dụ như triclosan. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũ hơn đã chứng minh rằng nhìn chung các loại thớt có chứa thành phần này không hiệu quả trong việc phòng chống các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa thớt nhiều lần sau mỗi lần sử dụng cũng sẽ làm giảm hàm lượng các chất kháng khuẩn có trên thớt.

Các nghiên cứu còn gợi ý rằng, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của loại gỗ, mỗi loại sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng. Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước điện phân trung tính, các loại nước có chứa acid latic (như nước chanh hoặc giấm táo) và dung dịch có chứa amoni bậc 4 có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.

Có thể sử dụng dung dịch có tính chất tẩy rửa để khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước. Dưới đây là cách để khử trùng thớt gỗ:

- Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt.

- Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.

- Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2.

- Cố gắng khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần.

Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu

Thớt gỗ bị khô sẽ rất dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.

Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô. Sau đó, sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm. Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần/tháng.

NT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/bi-mat-it-ai-biet-chiec-lo-nho-tren-thot-co-nhieu-tac-dung-hon-chung-ta-tuong-d213008.html