Pháp luật
17/06/2016 08:55Cô giáo "hành hạ" bé trai 3 tuổi trong bữa ăn: Có dấu hiệu hình sự
Bé trai tên là Đoàn Gia K., sinh ngày 16/9/2013, theo phụ huynh của bé thì khoảng 2 tháng trở lại đây, cháu có biểu hiện rất sợ đi lớp. Buổi sáng, cháu mếu máo đòi ở nhà và khóc khi biết sẽ đi học.
![]() |
Bé trai bị cô giáo nhồi nhét thức ăn vào miệng (ảnh cắt từ video). |
Khi đến cửa lớp, cháu thường giãy giụa, khóc lóc. Ban đêm, cháu thường giật mình tỉnh dậy khóc thét. Ngoài ra, thi thoảng trên người cháu có vết bầm tím nhưng gia đình nghĩ do trẻ con chơi thì có va chạm nên không thắc mắc nhiều với giáo viên.
Thấy cháu có nhiều biểu hiện bất thường nên gia đình theo dõi và phát hiện ra sự việc, cô giáo đánh cháu bé vào trưa ngày 15/6. Mặc dù bé trai ngồi ngoan ngoãn trên ghế để ăn cháo nhưng khi gần hết bát thứ nhất, cháu có vãi ra một ít ở quần. Cô giáo vừa lấy giấy lau quần cho học sinh, vừa nhanh tay kéo ghế vào góc khuất và tát bôm bốp nhiều lần vào mặt cháu bé.
Không những thế, giáo viên này còn véo tai, véo đùi của cháu bé. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 phút, bát cháo trên tay được cô giáo này “nhồi” liên tục vào miệng cháu.
Sự việc nhanh chóng được gia đình phản ánh đến nhà trường. cô Vân A. (người đánh cháu bé) xác nhận có vụ việc trên. Phía nhà trường và cô Vân A. đã gửi lời xin lỗi đến gia đình.
Liên quan đến hành vi trên của cô giáo Vân A. về mặt pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào? Vụ việc có dấu hiệu hình sự hay không? Để làm rõ vấn đề này Pv báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi ngắn với luật sư Trần Xuân Thành, công ty luật Vũ Trần, Đoàn luật sư TP. Hà Nội. Đưa ra nhận định về vụ việc luật sư Thành cho biết: “Trẻ em là đối tượng luôn được chăm sóc và bảo vệ. Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em nghiêm cấm các hành vi bạo lực tác động đến sức khỏe, tinh thần các em.
![]() |
Luật sư Trần Xuân Thành, công ty luật Vũ Trần, Đoàn luật sư TP. Hà Nội. |
Luật sư Thành phân tích rằng: Trong vụ việc này bản thân cô Vân A. cũng thừa nhận đã có hành vi véo tai, véo đùi, tát cháu bé. Đó là hành vi gây đau đớn về thể xác, áp bức về tinh thần, xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe, tinh thần của người bị lệ thuộc. Nếu hành vi đánh trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì có dấu hiệu của Tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Theo đó , người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Hành vi này thực hiện với trẻ em thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 Điều 110, có khung hình phạt là phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
“Trường hợp hành vi của cô giáo Vân A chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt hành chính quy định tại khoản 1, Điều 13, Nghị Định 91/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với mức phạt từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng”, luật sư Thành cho biết thêm.
Theo Nhất Phiến (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Hé lộ hình ảnh diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 10 ngày thông báo bị đột quỵ, ekip giữ đúng 1 nguyên tắc (26/07)
-
Bước tiến mới tại ga T3 Tân Sơn Nhất: Làm thủ tục bay bằng VNeID và nhận diện khuôn mặt (26/07)
-
Vụ khui blacklist chấn động giới KOL: Người "bóc" Tina Thảo Thi tung tin nhắn riêng tư (26/07)
-
Phạm Thoại xin lỗi sau lùm xùm tiền từ thiện, khẳng định không vi phạm pháp luật (26/07)
-
Campuchia công bố số người thương vong và số gia đình phải sơ tán (26/07)
-
Vụ lật xe ở Hà Tĩnh 10 người chết: Một bệnh nhân nguy cơ liệt do gãy đốt sống cổ (26/07)
-
Vụ thầy giáo được minh oan sau 9 năm: Nhiều nguyên lãnh đạo sở không đồng ý kết luận mình sai (26/07)
-
Thời khắc 140 bệnh nhân tháo chạy trong đêm khi cơn lũ dữ ập đến (26/07)
-
Xót xa đám tang 3 người cùng gia đình tử vong trong vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh (26/07)
-
Sở Công Thương Bắc Ninh kiểm tra “công tơ không điện vẫn quay số” (26/07)
Bài đọc nhiều




