Thế giới
16/11/2017 11:20Chiến lược gia 'hậu trường' giúp Trung Quốc trỗi dậy
Ông không tham gia cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tuần trước, nhưng lời khuyên và ý kiến của ông chắc chắn giúp định hình sự kiện này. Ông là một nhà chiến lược khôn ngoan đã phục vụ 3 nhà lãnh đạo Trung Quốc từ phía hậu trường.

Theo NY Times, ông Vương Hộ Ninh nổi lên như một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, là người mang lại sự ổn định về tầm nhìn và mục đích cho sự cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ.
Là một giáo sư đại học trở thành nhà lý luận đảng, ông Ninh – năm nay 63 tuổi - từ lâu đã lập luận rằng Trung Quốc cần một nhà nước mạnh mẽ để phục hồi sự vĩ đại dân tộc. Ông đã giúp Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn dắt Trung Quốc vào một "thời đại mới" của xu hướng toàn cầu.
Tháng trước, các nỗ lực của ông Vương Hộ Ninh được ghi nhận khi ông nằm trong danh sách 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19, dù ông chưa từng lãnh đạo một tỉnh hay điều hành một bộ nào. Ông hiện là nhà tư tưởng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một số người ví vai trò của ông giống như cựu cố vấn Stephen K. Bannon của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hoặc Karl Rove của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Trước đó, ông Ninh còn là cố vấn của hai cựu Chủ tịch Trung Quốc, là các ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. Do vậy, ông đóng một vai trò then chốt trong việc đưa Trung Quốc trở thành một đối thủ địa chính trị của Mỹ.
"Ông ấy tin vào hiện đại hóa và rằng Trung Quốc cần một ban lãnh đạo chính trị mạnh mẽ" - Ren Xiao, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Fugan ở Thượng Hải và cũng là một học trò của ông Ninh, cho biết. "Điều đó vẫn nằm trong đầu của ông ấy và nó là lòng tin vững chắc của ông ấy".
Ở Chủ tịch Tập Cận Bình - người cam kết khiến Trung Quốc mạnh mẽ trở lại, ông Vương Hộ Ninh tìm thấy một người tri kỷ về tư tưởng. Với thế giới bên ngoài, thông điệp của họ là về niềm tự hào dân tộc: Trung Quốc đi theo một con đường phát triển khác so với Mỹ.
Trong khi nhiều người nhìn về phương Tây để tìm cảm hứng sau khi Trung Quốc mở cửa hồi những năm 1980, Vương Hộ Ninh sau hai lần tới Mỹ trở về tin rằng đó không phải là mô hình tốt cho Trung Quốc, theo những gì ông viết và những người biết ông.
"Nếu chủ nghĩa đa nguyên có nghĩa là một hệ thống đa đảng, các cuộc bầu cử kiểu phương Tây – thì ông ấy không tin đó là hệ thống phù hợp cho Trung Quốc", giáo sư Ren nói thêm.
Ông Ninh cũng đã ghi lại hai chuyến thăm đó trong một cuốn sách có tựa đề "Mỹ chống lại Mỹ". Trong đó, ông mô tả về cuộc tranh cử Tổng thống năm 1988 giữa George H.W. Bush và Michael S. Dukakis. Ông cũng phản đối ý niệm Mỹ là vùng đất của cơ hội, nơi bất kỳ ai cũng có thể trở thành tổng thống.
Theo Thanh Hảo (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




