Thế giới
24/02/2015 13:37Dân Trung Quốc đau đầu vì tiền mừng tuổi
Tết đến, ngoài niềm vui đoàn tụ gia đình, gặp gỡ bè bạn, không ít người dân Trung Quốc chịu áp lực, thậm chí không dám về quê vì gánh nặng tiền mừng tuổi.
![]() |
Một em bé vui sướng khi được mừng tuổi. Ảnh: Yaxin. |
Năm nay, anh vẫn dành ra 6.000 tệ (hơn 1.000 USD) như năm ngoái, để mừng tuổi. Số tiền này tương đương với một tháng lương.
"Những người có suy nghĩ như anh Lưu không hiếm", giáo sư Hình Viên, khoa Xã hội học, đại học Sơn Tây cho biết. Đối với người Trung Quốc, mừng tuổi không đơn giản chỉ là con số, thể hiện sĩ diện của một người, mà ẩn sau nó, còn nhiều yếu tố tình cảm trong giao tiếp xã hội.
Theo China News, trong đại đa số trường hợp, người Trung Quốc đánh giá tình trạng kinh tế của người khác thông qua số tiền người này mừng tuổi con mình, đồng thời cân nhắc mức độ thân thiết của đối phương với bản thân. Nếu như đối tượng là người thân thích hoặc quan trọng, thông thường sẽ mừng tuổi cho con cái họ nhiều hơn những người khác.
Trên thực tế, người Trung Quốc thường mừng tuổi trẻ con theo nguyên tắc "có đi có lại, anh mừng tuổi con tôi bao nhiêu, tôi sẽ mừng lại bấy nhiêu". Tuy nhiên, đối với những người độc thân, hoặc đã kết hôn nhưng chưa có con, đương nhiên không thể "thu về" tiền mừng tuổi. Do đó, lì xì trở thành một gánh nặng kinh tế.
Tiền mừng tuổi cũng như vật giá ở Trung Quốc ngày một leo thang. Trong vòng 20 năm qua, con số này đã đội lên gấp nhiều lần. Cao Thành, một giáo viên trung học 36 tuổi, cảm nhận sâu sắc về điều này.
"Hồi nhỏ, người lớn chỉ mừng tuổi tôi vài đồng. Thế nhưng bây giờ, mỗi năm Tết đến về quê lì xì tụi nhỏ, mừng 200 tệ (khoảng 35 USD) vẫn thấy áy náy. Ở thành phố, trẻ con nhận được vài nghìn tệ tiền mừng tuổi là chuyện thường tình", Cao nói.
Áp lực kinh tế khiến nhiều người thà ăn Tết xa nhà, còn hơn phải chịu ê mặt vì mừng tuổi ít nếu về quê.
Hoàng Thạc, 23 tuổi, độc thân và đang làm thuê ở Thượng Hải tâm sự "rất sợ về quê". "Mỗi lần về quê, họ hàng đều khoe con cái đi làm ở chỗ nọ chỗ kia, lương tháng hàng chục nghìn tệ, đều mua xe mua nhà cả. Còn tôi, lương tháng có hai nghìn. Thượng Hải cái gì cũng đắt đỏ, tiết kiệm lắm mới đủ tiền tiêu".
"Năm nay tôi không về quê ăn Tết nữa. Chẳng có tiền mừng tuổi cho bố mẹ và các em, xấu hổ lắm", Hoàng nói.
Đối với Bành Tân Quốc, công nhân một nhà máy ở Quảng Châu, thì về quê đồng nghĩa với việc mất đứt một tháng lương, cũng như cơ hội tăng thu nhập.
Tin cùng chuyên mục








-
Một mặt hàng "ngon bổ rẻ" của Việt Nam được Thái Lan, Hàn Quốc cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng phi mã kể từ đầu năm, nhu cầu tăng mạnh từ Á đến Âu (05/07)
-
Sắp xảy ra ngày ngắn nhất trong lịch sử Trái Đất (05/07)
-
34 tỉnh, thành phải kiểm kê đất đai sau sắp xếp (05/07)
-
Tóc Tiên tiếp tục khoá mạng xã hội sau hàng loạt dấu hiệu bất ổn (05/07)
-
Ca cấp cứu đặc biệt cho nam du khách người nước ngoài bất tỉnh trên đường do ngộ độc bóng cười (05/07)
-
Chưa từng có: iPhone đồng loạt giảm giá nhờ thuế VAT, đây có phải lúc 'xuống tiền'? (05/07)
-
Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỷ đồng, đèn LED tùy biến lần đầu xuất hiện, chạy 583km/sạc, sạc 2 năm không tốn tiền (05/07)
-
Tài xế đột quỵ trên cao tốc được CSGT cấp cứu qua 'cửa tử' (05/07)
-
Phim mới chiếu 7 phút đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính đẹp đến nỗi người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở (05/07)
-
HAGL chiêu mộ ngoại binh Brazil cao 1m83, gạch tên tiền đạo 8 tháng chưa ghi bàn? (05/07)
Bài đọc nhiều




