Thế giới

Giải pháp phòng không trên hạm hoàn hảo cho Việt Nam

Phòng không trên hạm được coi là điểm yếu chung của Đông Nam Á, vậy Việt Nam có giải pháp gì để tăng cường sức mạnh cho phân khúc này?

Phòng không trên hạm được coi là điểm yếu chung của Đông Nam Á, vậy Việt Nam có giải pháp gì để tăng cường sức mạnh cho phân khúc này?

Hiện hệ thống tên lửa phòng không của chiến hạm Gepard 3.9 (cặp đầu tiên) Việt Nam chưa hoàn thiện khi nó chỉ được trang bị 8 tên lửa phòng không dẫn bằng laser M311 Sosna-R thuộc hệ thống CIWS Palma, chỉ có tầm bắn hiệu quả 10 km, tầm cao 5 km. Trong khi đó, khả năng phòng không ở căp Gepard 3.9 thứ 2 được cho là đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn không thủ mạnh.

Nguồn tin này cho biết, hiện khinh hạm FREMM - một sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp và Tập đoàn Fincantieri của Italia đang được 2 cường quốc hải quân này sử dụng có thể là một khả năng được xem xét. Việt Nam có thể bỏ qua khả năng tấn công mặt đất bằng tên lửa hành trình, chỉ mua phiên bản phòng không nhỏ hơn của loại tàu hộ vệ này.

Về tên lửa hành trình chống hạm, chiến hạm FREMM của hải quân Pháp có 2 cụm bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu tầm xa MM-40 Exocet Block 3 đạt tầm 180km (8 quả), còn khinh hạm FREMM của hải quân Italia sử dụng 8 tên lửa hành trình chống tàu Otomat MK-2/A Block IV với tầm bắn 200km.

Về phòng không hạm, FREMM Pháp lắp đặt 16 ống phóng SYLVER A43 VLS, sử dụng tên lửa hạm đối không tầm trung Aster-15 (1,7-30km), còn FREMM Italia có khả năng phòng không hạm mạnh hơn, với hệ thống phóng thẳng đứng SYLVER A50 VLS để phóng cả 2 loại tên lửa đối không tầm trung/xa Aster-15 và Aster-30 (Aster-30 có tầm phóng tới 120km).

Nếu một phương án tăng cường khả năng phòng không trên hạm của Hải quân Việt Nam được tính đến như nhà sản xuất này công bố thì rất có thể, phiên bản FREMM của Italia sẽ giành được sự quan tâm nhiều hơn bởi sức mạnh của nó được cho là xa nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khả năng phòng không của các chiến hạm mặt nước của các nước Đông Nam Á rất tồi. Trừ khinh hạm Formidable của Singapore có khả năng phòng không khu vực, tầm xa với tên lửa Aster-30 (tầm phóng tới 120km), còn lại các tàu khác chỉ được trang bị các hệ thống phòng không dạng điểm, tầm ngắn và tầm trung như Sea Wolf, Mistral, MICA, RIM-7 Sea Sparrow, RIM-162 ESSM (Evolved Seasparrow Missile).

Việt Nam hiện cũng đang gặp phải khó khăn trong việc nâng cấp khả năng phòng không của mình. Các hệ thống phòng không hạm hiện nay chỉ có phạm vi bảo vệ rất ngắn, độ cao tác chiến rất thấp nên các chiến hạm Gepard sẽ trở nên yếu thế trước các máy bay chiến đấu mang tên lửa hành trình chống hạm tầm xa.

Hiện nay, Nga là nước có khả năng thiết kế các chiến hạm giá rẻ và cũng sở hữu hệ thống phòng không hạm S-300FM (phiên bản trên hạm của S-300). Tuy nhiên, hệ thống này của Nga lại thường được thiết kế trên các tuần dương hạm và không thích hợp trang bị cho Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nguồn tin quân sự Nga, trên cặp chiến hạm Gepard 3.9 thứ 2 của Việt Nam được trang bị hệ thống phòng không Shtil-1 (biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1) có tầm bắn khoảng 50 km. Và như vậy, khả năng phòng không của chiến hạm Việt Nam đã được tăng cường đáng kể.

Trong tương lai, để giải quyết bài toán phòng không Việt Nam sẽ phải cân nhắc lựa chọn một số khả năng, hoặc là mua hàng của châu Âu hoặc đặt đóng chiến hạm cỡ lớn hơn của Nga với vũ khí phòng không đủ mạnh. Và phương án mua sản phẩm của châu Âu đã được tính đến với trường hợp của chiến hạm Sigma trước đây và khinh hạm FREMM. (Ảnh trong bài: Khinh hạm FREMM).

Theo Đất Việt