Thế giới
23/05/2016 10:49Mỹ đem “siêu súng” đến Biển Đông trị Trung Quốc
Các quan chức cấp cao quân đội Mỹ và chiến lược gia, nhà lập kế hoạch của Lầu Năm Góc đang xem xét triển khai các vũ khí theo cách thức mới trên khắp thế giới, bao gồm khả năng bố tri các đơn vị pháo ở Biển Đông nhằm bắn hạ các rocket và tên lửa hành trình, National Interest cho biết.
Ảnh minh họa |
Cùng với Biển Đông, nhiều khẩu đội pháo phòng không di động cũng có thể chứng tỏ hữu dụng tại các khu vực như Trung Đông và Đông Âu, giới chức Mỹ cho biết. Theo Scout Warrior, loại pháo phòng không di động như M109 Paladin có khả năng bắn đạn chính xác 155mm có thể chứng minh hiệu quả phòng không chống các tên lửa, máy bay và rocket của Nga tại Đông Âu.
Liên quan Biển Đông, Mỹ có một quan hệ đầy phức tạp và nhiều sắc thái với Trung Quốc, vừa hợp tác vừa kình địch. Động thái gần đây của Trung Quốc điều tên lửa đất đối không ra đảo tranh chấp ở Biển Đông khiến tình hình leo thang căng thẳng và khiến các nhà hoạch định Lầu Năm Góc phải cân nhắc nhiều lựa chọn.
Giới chức Lầu Năm Góc phản đối việc quân sự hóa khu vực hơn nữa và ủng hộ các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao. Đồng thời, quan chức Lầu Năm Góc công khai nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục thực thi các đợt tuần tra tự do hàng hải, chiến hạm Mỹ sẽ hành hải vào trong phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Và căng thẳng rõ ràng sẽ gia tăng. Bổ sung vào các hoạt động này, hoàn toàn cũng có khả năng Mỹ có thể tìm cách triển khai nhiều các vũ khí phòng thủ và tấn công tới khu vực này.
Dĩ nhiên, một động thái như vậy sẽ cần hợp tác chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ tại khu vực bởi lẽ Mỹ không đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc này sẽ liên quan triển khai một hệ thống vũ khí được sử dụng để tấn công đất liền. Có thể Mỹ sẽ sử dụng pháo M777 Howitzer hoặc Paladin, những vũ khí có thể bắn đạn cỡ155mm.
“Chúng tôi có thể dùng Howitzers và loại đạn 155mm bắn hạ các nguy cơ khi người ta cố tấn công chúng tôi từ trên không từ khoảng cách xa bằng rocket và tên lửa hành trình”, một quan chức Mỹ cao cấp cho biết. Ông cho biết, Howitzers hay Paladins có thể được sử dụng như các biện pháp đáp trả di động, trực tiếp đối với rocket phóng tới. Một khẩu đội Howitzer có ithể di chuyển tới bất kỳ nơi nào cần thiết và đó là cách thay đổi một vũ khí phòng thủ sang mục đích kép.
Pháo M777 hoặc Paladin Howitzer có thể sử dụng các loại đạn chính xác và công nghệ kiểm soát hỏa lực tiên tiến để tiêu diệt các mục tiêu đe dọa như chiến đấu cơ, máy bay không người lái hay đạn pháo của kẻ địch bắn tới. Chúng đem lại lợi thế chiến thuật cho các hệ thống phòng không hiện có của Mỹ như Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD, giới chức Mỹ nói.
Pháo M777 đã được sử dụng thường xuyên trong những năm qua ở Iraq và Afghanistan, có thể bắn loại đạn pháp dẫn đường chính xác bằng hệ thống GPS Excalibur, tiêu diệt mục tiêu trong cự ly từ 1m đến 30km hoặc xa hơn. Đương nhiên, công nghệ này hoàn toàn có khả năng biến nó thành vũ khí phòng không.
Sử dụng pháo Howitzer hay Paladin còn có thể tiết giảm chi phí. Một quả đạn pháo rõ ràng rẻ hơn so với những quả tên lửa giá hàng triệu USD để bắn hạ những loại vũ khí có giá 100.000 USD.
Trong khi Lầu Năm Góc không công khai xác nhận đang làm việc với các đồng minh để triển khai các loại vũ khí như Howitzers tại Biển Đông, họ nói rằng Mỹ đang tăng cường hợp tác với các đồng minh trong khu vực. Thực tế, Lầu Năm Góc đang ráo riết hỗ trợ các đồng minh tại châu Á-Thái Bình Dương. Luật về Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á cho phép bộ quốc phòng Mỹ huấn luyện, trang bị và cung cấp sự hỗ trợ cho các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thailand. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Urban cho biết, bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter đã cam kết chi 425 triệu USD cho chương trình này trong giai đoạn 2016-2020.
Lầu Năm Góc cũng đã bổ nhiệm một tướng 4 sao làm tư lệnh quân đội Mỹ khu vực Thái Bình Dương. Hiện Mỹ đang đóng trú 18.500 quân tại Hàn Quốc, 2.400 binh sĩ tại Nhật Bản, 2.000 tại Guam, 480 tại Philippines, 22-300 ở Hawaii và 13.500 tại Alaska. Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với các đồng minh tại khu vực và tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận chung.
Trong những năm gần đây, Mỹ cũng đã tăng cường hỏa lực tại khu vực Thái Bình Dương với việc bổ sung các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, Patriot và hệ thống tên lửa chiến thuật (ATACMS). ATACMS là công nghệ phóng hỏa lực chính xác chống các mục tiêu cố định hoặc di chuyển chậm ở khoảng cách lên tới 300km. Quân đội Mỹ cũng đã triển khai hệ thống tên lửa THAAD tại Guam.
Giới chức quân đội Mỹ cũng kêu gọi phát triển một loại tên lửa đạn đạo chống hạm và bổ sung thêm hỏa lực chống hạm phóng từ mặt đất như hệ thống rocket phóng loạt dẫn đường. Mỹ cũng đã cải tiến, nâng cấp tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon và thúc giục phát triển các đầu đạn lướt với tốc độ siêu thanh trong khí quyển. Những công nghệ này sẽ tác động đến chiến lược tác chiến không-biển trong tương lai gần.
Theo An Công (Viettimes.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Tài xế đột quỵ trên cao tốc được CSGT cấp cứu qua 'cửa tử' (05/07)
-
Phim mới chiếu 7 phút đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính đẹp đến nỗi người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở (05/07)
-
HAGL chiêu mộ ngoại binh Brazil cao 1m83, gạch tên tiền đạo 8 tháng chưa ghi bàn? (05/07)
-
Hàng hóa đồng loạt giảm giá (05/07)
-
Sao HAGL ghi bàn, U23 Việt Nam lần thứ 2 đánh bại Đài Bắc Trung Hoa (05/07)
-
Kinh hoàng sư tử vượt tường tấn công phụ nữ, trẻ em giữa phố ở Pakistan (05/07)
-
Công bố thông tin quan trọng liên quan đến Căn cước công dân của gần 9 triệu người dân Hà Nội (05/07)
-
Thuê người đánh giày đóng giả bố vợ để lừa vay tiền tỷ (05/07)
-
Hoa hậu 99 tất bật chuẩn bị đám cưới với chồng Phó giám đốc, làm 1 thứ khác biệt hẳn trong Vbiz (05/07)
-
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt: EVN chỉ đạo 'nóng', người dân cần làm gì? (05/07)
Bài đọc nhiều




