Thế giới

Mỹ dựa vào đồng minh để tăng cường sức mạnh

Là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn phải dựa vào đồng minh để tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

Là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn phải dựa vào đồng minh để tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

Theo National Interest, hãng Kongsberg của Na Uy tuyên bố kế hoạch phát triển phiên bản mới của tên lửa Naval Strike Missile (NSM) dành cho tiêm kích thế hệ 5 F-35 do Mỹ phát triển. Theo đánh giá, hiện nay trên thế giới chỉ có NSM đạt tiêu chuẩn tên lửa thế hệ 5.

Nhà sản xuất cho biết, NSM có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện khác nhau như trực thăng, tàu chiến, từ đất liền... và sắp tới là F-35. Sau khi đạt độ cao và tốc độ phù hợp, động cơ phản lực sẽ khởi động và giữ nguyên tốc độ và lao đến mục tiêu. NSM có tầm bắn khoảng 160km.

Đại diện của Kongsberg cho biết, không giống với tên lửa như P-800 Oniks của Nga, có thể đạt tốc độ Mach 2.5, NSM không có tốc độ siêu thanh nhưng họ tin rằng trong chiến tranh hiện đại, "tên lửa thông minh sẽ hiệu quả hơn tên lửa có tốc độ bay nhanh".

My dua vao dong minh de tang cuong suc manh

Tên lửa NSM với tiêm kích F-35.

Theo giải thích, thay vì cố vượt qua lưới phòng không của đối phương nhờ tốc độ cao, Kongsberg chọn giải pháp tàng hình và khiến radar đối phương bị mù trước đòn tấn công.

Ngoài ra, NSM còn tạo nên sự khác biệt rất lớn với hầu hết các tên lửa chống hạm hiện có. Theo nhà sản xuất, phần lớn các tên lửa chống hạm trên thế giới ngày nay sử dụng một thiết bị radar chủ động để định vị mục tiêu. Mặc dù rất hiệu quả, song việc tên lửa phát sóng vô tuyến khi nhằm vào mục tiêu sẽ khiến nó bị các thiết bị điện tử phát hiện.

Không được thiết kế như vậy, NSM sử dụng hệ thống cảm biến tia hồng ngoại. Ngoài ra, NSM sẽ chủ động đối hướng bay lên cao để tránh các loại vũ khí phòng vệ tầm gần của các tàu chiến.

Trước khi tiếp cận mục tiêu, hệ thống đặc biệt của NSM sẽ tự xác định điểm yếu của mục tiêu để tung ra cú đánh hiệu quả nhất. Để tăng cường khả năng xuyên phá, tên lửa được lắp đặt một đầu đạn nổ nặng 125kg, có vỏ ngoài làm bằng titan.

Nhờ cậy Anh

Không chỉ có nanh vuốt dùng cho chương trình F-35, hiện lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đang trông chờ thời điểm xe lội nước ACV 1.1 hoàn thành thử nghiệm và đi vào trang bị. Được biết, ACV 1.1 là sản phẩm của Tập đoàn BAE Systems (công ty của Anh có chi nhánh tại Mỹ) và Iveco Defence của Italy.

Để có thể đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, xe ACV 1.1 của BAE Systems được trang bị hệ thống động cơ thế hệ mới là FPT Industrial Cursor 16 có công suất lên tới 700 mã lực hoàn toàn vượt trội hơn các ứng cử viên khác hay thậm chí là cả AAVP-7A1.

Trọng lượng của xe ở mức từ 12-14 tấn chỉ bằng một nửa so với AAVP-7A1 nhưng khả năng bảo vệ của ACV 1.1 lại được đánh giá cao hơn. Về khả năng chở quân, ACV 1.1 được thiết kế để mang theo 13 lính thủy đánh bộ cùng đầy đủ trang bị.

Trong khi đó hệ thống vũ khí phòng vệ của nó vẫn chưa được công bố và hiện tại vẫn là hệ thống vũ khí tự động Kongsberg Protech System với súng máy 12.7mm.

Theo những thông tin được công khai, chương trình phát triển ACV được Thủy quân lục chiến Mỹ khởi động từ năm 2011 sau khi chương trình phát triển phương tiện chiến đấu viễn chinh EFV thất bại.

EFV (expeditionary fighting vehicle) là thủy vận xa được sản xuất bởi công ty General Dynamics (Mỹ) dùng để hỗ trợ nhanh cho binh chủng thuỷ quân lục chiến với khả năng phát xuất từ tàu hỗ trợ.

EFV có thể được lệnh rời khỏi tàu hỗ trợ ở khoảng cách xa bờ biển tới 20-25 hải lý và có thể mang theo 17 lính thủy đánh bộ đã sẵn sàng chiến đấu. EFV có tốc độ lên đến 72 km/h trên mặt đất và 46 km/h trên mặt nước. Và mặc dù đầy ưu điểm nhưng chương trình EFV đã thất bại mà không có lý do nào được Mỹ công bố.

Clip Mỹ thử nghiệm xe EFV

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)