Video

Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa

Cận Tết khi thời gian diễn ra nhiều lễ hội tới gần thì những gia đình làm trống truyền thống cũng hối hả, tất bật làm ngày làm đêm để kịp giao hàng cho khách.

Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa
Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, các cơ sở làm trống truyền thống dọc Quốc lộ 46B, đoạn qua xã Đại Đồng (Thanh Chương, Nghệ An) lại vang lên đủ âm thanh từ các loại trống. Phía bên trong bên ngoài, trống được chất thành từng đống lớn chờ giao cho khách.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 1
Ở xã Đại Đồng, cơ sở làm trống của ông Phan Văn Cư (59 tuổi) là lớn nhất, nổi tiếng nhất và có từ lâu đời. "Nhà tôi 2 con trai đều kế nghiệp bố. Đến nay là đời thứ 11 gia đình tôi làm nghề trống truyền thống này. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục giữ truyền thống đến những đời sau nữa", ông Cư chia sẻ.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 2
Ông Cư cho biết, xưởng của ông mỗi năm sản xuất ra trên dưới 500 cái trống lớn nhỏ khác nhau. Do trống cần thiết trong các lễ hội, nhà thờ nên nhu cầu rất lớn.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 3
Về kỹ thuật làm trống, ông Cư cho biết dù hiện nay có máy móc hỗ trợ nên làm trống khỏe hơn, nhanh hơn, nhưng một số công đoạn vẫn phải dùng thủ công thì mới có thể cho ra những chiếc trống độc đáo và có âm thanh tốt.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 4
Để làm ra được 1 chiếc trống tốt thì có 4 khâu quan trọng nhất. Đầu tiên là tìm nguyên liệu gỗ và da trâu, bò để làm mặt trống. Gỗ phải hoàn toàn là gỗ mít, da trâu bò phải mua tươi tại chỗ không được ngâm ướp muối. Trong ảnh người dân đang đốt lửa hong khô những tấm da bò lớn.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 5
Sau khi có nguyên liệu tốt thì đến công đoạn tạo hình gỗ, khung trống. Gỗ được cắt thành những thanh ê-líp đều đặn rồi ghép lại với nhau để tạo hình trống.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 6
Thứ ba là ghép mặt da trống (bưng, bịt trống). Cuối cùng là đóng đai, trang trí. Tất cả các công đoạn trên đều có bí kíp riêng mà nếu không nắm rõ, những cây trống thành phẩm có thể bị lỗi như tiếng kêu đục, méo mó.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 7
Mỗi chiếc trống sản xuất ra có giá bán từ vài trăm ngàn đến cả trăm triệu đồng tùy kích cỡ to nhỏ. Phần lớn trống ở cơ sở ông Cư đều được làm theo đơn đặt hàng phục vụ ngày rằm, dịp lễ Tết.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 8
Dịp Tết, ông Phan Văn Ngụ (50 tuổi) cùng các thợ phải tranh thủ làm ngày, làm đêm để kịp hoàn thành đơn hàng hơn 100 chiếc trống giao trước Tết cho khách. Ông Ngụ đã có 30 năm làm nghề trống. Dịp Tết đến là lúc phải làm nhiều nhất.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 9
Theo ông Ngụ, trống chủ yếu được làm từ da bò vì da bò có âm thanh tốt hơn. Chỉ những loại trống đại cỡ rất lớn mới phải sử dụng đến da trâu. Da bò sau khi phơi khô sẽ được đem đi ngâm nước rồi chuyển qua công đoạn bào da.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 10
Công đoạn bào da mặt trống là khó nhất mà không phải ai cũng làm được. Chỉ những đôi tay nghệ nhân kinh nghiệm mới cảm nhận được độ mỏng, dày. Chính độ mỏng, dày này quyết định âm thanh phù hợp, hay hoặc không hay cho từng loại trống.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 11
Muốn trở thành thợ làm trống giỏi, ngoài sự khéo léo, tỉ mỉ còn đòi hỏi trình độ thẩm âm tốt để xác định độ vang, vọng của trống. Âm thanh sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với mỗi loại trống sử dụng trong các nhà thờ họ, đám ma... Trong ảnh người thợ đứng nhún nhảy trên mặt trống để tấm da bò căng dãn ra phù hợp với loại trống.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 12
Ở xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), cụ ông Nguyễn Doãn Long dù đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn giữ đam mê với nghề làm trống kế nghiệp của cha.
Cận cảnh quá trình thuộc da trâu, bò làm trống của những người thợ tài hoa - 13
Mỗi năm, cứ đến dịp Tết cụ Long lại nhận làm vài chiếc trống cho người quen cho đỡ nhớ nghề. Do sức khỏe không đảm bảo nên cụ Long không dám làm nhiều trống. Trong ảnh là bộ đồ nghề tuy đơn giản nhưng quý giá vẫn được cụ Long cất cẩn thận để làm trống.

Theo Ngọc Tú (Doanh nghiệp & Tiếp thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/can-canh-qua-trinh-thuoc-da-trau-bo-lam-trong-cua-nhung-nguoi-tho-tai-hoa-161210802065003390.htm