Video
20/10/2016 07:52Cuộc đời những người phụ nữ khốn khó ở Hà Nội, Sài Gòn
Tại các góc phố, con sông trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM còn rất nhiều người phụ nữ tuổi đã cao nhưng vẫn phải lao động tần tảo nuôi bản thân lẫn gia đình.
Tại các góc phố, con sông trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM còn rất nhiều người phụ nữ tuổi đã cao nhưng vẫn phải lao động tần tảo nuôi bản thân lẫn gia đình.
Bà tên là Trần Thị Ngọc Anh (60 tuổi) ngụ tại Vĩnh Hội, đường 10-1D, TP.HCM. Người ta thường gọi bà bằng cái tên giản đơn "bà Gái". Bà không nhớ quê gốc mình ở đâu, chỉ biết từ khi sinh ra bà đã sống ở Sài Gòn cùng ba mẹ và các anh chị em. Gia đình nghèo, không có điều kiện, bà Anh chỉ đi học đến lớp 4 rồi đi làm phụ ba mẹ. 18h hàng ngày, bà xách đồ bơm vá xe đến góc đường Hàm Nghi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa mưu sinh tới 2 giờ sáng hôm sau mới về. Hôm nào đông khách bà kiếm được hơn 100.000 đồng, lúc vắng khách thì đôi ba chục tiêu tạm. Bà tự nhận mình là "con quỷ sống về đêm". |
![]() |
Cụ Sáu (tên thật là Lê Thị Hai, 80 tuổi) là nữ cửu vạn lớn tuổi nhất ở khu chợ gầm cầu Ông Lãnh (TP.HCM). Bà có gần nửa thế kỷ trong nghề đẩy xe, khuân vác hàng hóa. Bà vốn gốc gác người Bến Tre, trước giải phóng đã gắn bó với khu chợ này từ lúc còn mang tên là Cầu Muối, sau này là Cầu Ông Lãnh. Cứ 22h đêm bà lại đẩy bộ xe qua chân cầu Ông Lãnh chở hàng thâu đêm, trời sáng hẳn mới về nhà. Ngày nào may mắn thì kiếm được 100.000 đồng, ít thì vài chục nghìn. Ảnh: Trần Việt Đức. |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Ba (61 tuổi, quê Tiền Giang) làm nghề bốc vác, kéo hàng thuê ở chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM hơn 20 năm nay. Khi bà 36 tuổi đang mang bầu đứa con trai út cũng là lúc chồng bị tử vong trong một lần đi chở hàng thuê trên ghe cho chủ. Một mình bà phải gánh vác thay nhiệm vụ của chồng. Ở quê chỉ có mấy mẫu ruộng, vì thế bà quyết định gửi con cho họ hàng rồi lên thành phố tìm công việc với hy vọng cuộc sống bớt khó khăn hơn, có tiền để nuôi các con ăn học. |
![]() |
Bà Trần Thị Kim Anh (52 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) đều đặn đi bắt gián đất hàng đêm. Nhờ nghề, bà sửa được căn nhà sập sệ để có chỗ ra vào cho chồng và mấy người con. Cứ khoảng 22h, bà lại mang xô, chậu và chiếc đèn pin nhỏ, dạo khắp các ngõ ngách Sài Gòn trên chiếc xe đạp cũ để tìm gián. Mỗi con gián được khách mua với giá 100 đồng. Mỗi đêm đi làm, bà cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Ngoài công việc này, ban ngày bà Anh còn đi bán vé số để trang trải cuộc sống. |
![]() |
Bà cụ Phan Thị Ngọc Huệ (80 tuổi) ở quận Phú Nhuận, TP.HCM đều đặn đi hái lá thuốc miễn phí cứu giúp người bệnh. Không phải là người có điều kiện kinh tế, cơm ăn bà phải đi xin trên chùa từng bữa. Mỗi tháng đóng tiền thuê phòng trọ đều. Công việc của bà cứ diễn ra cần mẫn suốt 12 năm nay, dù trời nắng hay mưa. Bà Huệ có một tâm niệm cuối đời là được hiến thân xác của bà cho y học để nghiên cứu và giúp người. |
![]() |
Bà Trần Thị Trinh (người gốc Campuchia) bị thất lạc cha mẹ từ nhỏ di cư sang Việt Nam. Sống tại TP.HCM hàng chục năm nay, bà Trinh không thể biết gia đình mình ở đâu để trở về. Hai chú chó thường xuyên vây quanh là do một nhà hàng gần đó biếu để bà bầu bạn cho đỡ buồn. Công việc chính của người phụ nữ 70 tuổi là lượm ve chai và mang đến vựa bán. Bà Trinh cho biết, mỗi đêm làm công việc này chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng. Khoản tiền này bà để dành gửi cho các cháu và mua thức ăn chăm hai chú chó, còn bà ăn uống thất thường. |
![]() |
Chị Nguyễn Thị Phương (26 tuổi, ngụ xã Phước Kiểng, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) và con trai (5 tuổi) Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt. Do cháu bé bị mù và bại liệt bẩm sinh nên cuộc sống của gia đình rất vất vả. Nhà ở Tiền Giang, mỗi ngày hai mẹ con vượt quãng đường vừa đi vừa về là 160 km đến trường phổ thông Nguyễn Đình Chiểu (quận 5, TP.HCM) để học. Bất chấp nắng, mưa, khỏe hay ốm đau, chị không bỏ sót một buổi nào của con. Trong một năm, hai mẹ con chị phải đi quãng đường gần 60.000 km. |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Nhiễu (58 tuổi, ngụ quận 8) đã có hơn 30 năm trong nghề bốc vác đạm từ xe tải lên thuyền ở kênh Tẻ, quận 7, TP.HCM. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có việc để làm. Khi đó gánh nặng cơm áo còn nặng hơn công việc hàng ngày. Bà Nhiễu là người phụ nữ có thâm niên lâu nhất trong nghề tại đây. Bà tâm sự những bữa không có việc là phải chạy vạy đi vay hai ba chục nghìn để mua gạo cho cả nhà 6 người ăn. Trung bình mỗi ngày nếu có việc đều bà kiếm được khoảng 80.000-150.000 đồng. Khi không có hàng thì không có xu nào. |
![]() |
Bà Phạm Thị Huệ (74 tuổi) sống ở mé sông Sài Gòn. Đã 10 năm nay, bà Huệ lấy nghề lượm ve chai trên sông làm nghề chính của mình. Bà quê gốc ở Đồng Tháp. Khi chồng mất bà dắt con gái lên TP.HCM tìm việc mà không có người thân thích. Bà Huệ đưa con gái ra mé sông Sài Gòn dựng chòi ở tạm rồi tìm đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con. Trước khi làm công việc lượm ve chai, bà từng đi bán xôi, nhận may quần áo… nhưng số tiền kiếm được không đủ sống. Giờ đây, ngày nào bà cũng ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trên sông nước. Bà cho hay khổ nhất là những lúc đang vớt ve chai thì có chiếc ghe lớn đi qua làm sóng đánh úp cả thuyền. Sức khoẻ của bà yếu dần vì mang trong mình căn bệnh ung thư vòm họng. |
![]() |
Bà Đặng Thị Hải (48 tuổi) người làng Cồ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội) sinh tới 14 con. Nhưng nay bà chỉ còn 13 đứa sau khi một bé gái qua đời năm 2015 vì bệnh tật. 14 lần sinh nở thì có 3 lần chồng tự đỡ đẻ cho vợ và 7 lần chị đẻ rơi ngoài lều. Những lần ấy, người phụ nữ tự gượng dậy cắt rốn cho con rồi ôm bé về nhà. Năm ngoái, ông Năm (chồng bà) qua đời, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ này. Mỗi buổi chiều mẹ con lại ra túp lều ở cánh đồng để chăm gà, cá. Thu nhập hàng ngày không có mà chỉ trông vào cuối năm nên các bữa ăn hàng ngày rất đạm bạc. |
![]() |
Bà Chu Thị Lan (1941) sinh ra ở Hưng Yên. Thời trẻ sau khi lập gia đình và không sinh được con, chồng đi lấy vợ khác, bà bỏ quê lên Hà Nội nhặt rác tìm phế liệu kiếm sống. Vì không hợp với chị dâu, bà dọn ra bãi giữa sông Hồng dựng lều sinh sống, đến nay đã hơn 20 năm. Buổi sáng 9 - 10h, bà bắt đầu vác bao tải lên phố để nhặt rác. Mỗi sáng bà Lan đi từ bãi sông Hồng ra phố tổng cộng vừa đi vừa về với quãng đường khoảng 10 km. Hôm nào mệt, bà nghỉ, chỉ ngồi niệm kinh nhìn ra sông Hồng. "Tôi không sợ chết, chỉ cầu Phật nếu được chết thì chết không ốm đau vì không có tiền nằm viện, cũng không người chăm sóc", người phụ nữ lớn tuổi tâm sự. |
![]() |
Chị Phan Thị Hải làng Đông Miếu (xã Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh) bị bại liệt, phải đi lại bằng tay hơn 50 năm qua. Chị sống trong một căn nhà nhỏ chưa đầy 10 m2 trên triền đê. Chị vốn có 5 anh chị em nhưng ai cũng yên bề gia thất, chỉ riêng mình chị sống cô độc, không chồng con, cô đơn, vất vả, nhất là việc di chuyển và làm lụng. Công việc của chị là nuôi gà, lợn và trồng rau rồi đi bán lấy tiền tự nuôi thân. Chị đang mơ ước có một đứa con nuôi để bớt đi phần nào sự cô quạnh và sau này được nương tựa tuổi già. Ảnh: Lê Hiếu. |
Theo Nguyễn Quang - Hoàng Việt (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Đường phố Hà Nội tan hoang sau cơn giông kinh hoàng, cây xanh bật gốc và gãy đổ hàng loạt
(19/07)

Tài xế taxi "khôn lỏi" chen ngang nhưng bị chặn giữa đường khiến dân mạng hả hê
(19/07)

Xe đạp điện bất ngờ phát nổ trước cửa nhà, người dân hoảng loạn tháo chạy
(19/07)

9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân
(19/07)

Thanh niên chạy xe máy đâm thẳng vào đầu ô tô, 2 góc quay gây ám ảnh
(19/07)

Cận cảnh "pháo xa sương mù" hoạt động trên các tuyến phố Hà Nội
(18/07)

Phi công "bật mí" điều đặc biệt trong đội hình bay diễu binh mừng Quốc khánh 2/9
(18/07)

Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm
(18/07)
Tin mới nhất
-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều

Cập nhật vụ lật tàu ở Quảng Ninh: Vớt được 34 thi thể, Phó Thủ tướng trực tiếp đến hiện trường

Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín

Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích

Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng

Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai"