Xã hội
07/09/2017 08:46Đề xuất ba giai đoạn xử lý chất bùn nạo vét của Nhiệt điện Vĩnh Tân
Phương án nhận chìm bùn nạo vét của Nhiệt điện Vĩnh Tân vẫn được nhắc tới trong báo cáo của Cục điện lực.
Để đáp ứng tàu tải trọng 10.000 DWT cho giai đoạn 1 của dự án Vĩnh Tân 1 và 50.000 DWT dự án Vĩnh Tân 4, vật chất nạo vét được đưa về cảng tổng hợp Vĩnh Tân với khối lượng một triệu m3 của cảng than Điện lực Vĩnh Tân 1 (350 m3) và luồng dẫn, vũng quay tàu cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (650. 000 m3).
![]() |
Bộ Công Thương trình phương án xử lý chất nạo vét tại Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận). |
Giai đoạn hai, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được giao nghiên cứu phương án, chuẩn bị bãi chứa hoặc nhận chìm 920.000 m3 còn lại của dự án Vĩnh Tân 1 và hạng mục luồng dẫn, vũng quay tàu dự án cảng nhập than Trung tâm điện lực. Tổng công ty phát điện 3 (Genco 3) nghiên cứu phương án, chuẩn bị bãi chứa hoặc nhận chìm 2,4 triệu m3 còn lại của hạng mục luồng và vũng quay tàu dự án cảng nhập than.
Giai đoạn 3 là nạo vét duy tu hàng năm khu vực trước bến, luồng và bến quay tàu cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. EVN chuẩn bị bãi đổ hoặc nhận chìm.
Trên cơ sở phương án đề xuất, Bộ Công Thương yêu cầu các phương án bãi đổ hoặc nhận chìm do EVN, Genco 3 và Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 lập phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Trước đó, việc cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần một triệu mét khối bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) của Bộ Tài nguyên trước đó đã vấp phải sự phản đối của một số nhà khoa học và tổ chức liên quan, vì cho rằng có thể xảy ra "thảm họa môi trường".
Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên, Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ kiểm tra, đánh giá mức độ tác động môi trường nếu thực hiện phương án nhận chìm.
Ngày 16/8, Chính phủ đã thống nhất không nhận chìm bùn nạo vét của Nhiệt điện Vĩnh Tân. Thay vào đó Bộ Tài nguyên & môi trường đề xuất phương án đổ vào khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân nhằm đảm bảo tiến độ cho phát điện, đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng cho các tỉnh phía Nam, cũng như tránh các tranh chấp pháp lý có thể phát sinh.
Ngoài ra, phương án trên còn đảm bảo về môi trường do khu vực dự kiến lấn biển đã được thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây kè kiên cố có thể tiếp nhận ngay một triệu mét khối vật, chất nạo vét.
Theo Anh Minh (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến 3 người chết, 40 người mất tích (19/07)
-
Giám đốc tình báo Mỹ muốn truy tố ông Obama vì cuộc bầu cử năm 2016 (19/07)
-
Chùm ảnh: Đường phố Hà Nội tan hoang sau cơn giông kinh hoàng, cây xanh bật gốc và gãy đổ hàng loạt (19/07)
-
Ô tô chở 2 người lớn, 3 trẻ nhỏ lao xuống vực ở Tam Đảo (19/07)
-
32 tuổi, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường được trả lương vỏn vẹn 3 triệu/tháng: Mối quan hệ trong công ty gia đình từ góc nhìn cá nhân gây chú ý! (19/07)
-
Cập nhật vụ lật tàu ở Quảng Ninh: Cabin cắm xuống bùn, tìm cách luồn dây lật lại thân tàu (19/07)
-
Nữ diễn viên khóc nghẹn bắt quả tang chồng có hành vi vụng trộm "trái luân thường đạo lý" (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
Bài đọc nhiều




