Xã hội
05/12/2016 16:40Mưa lũ khiến 14 người chết, Bộ trưởng ra công điện hỏa tốc
![]() |
Từ ngày 30/11 đến ngày 4/12, do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tính đến 17 giờ chiều 4/12 đã có 14 người chết (Quảng Nam 3 người; Quảng Ngãi 5 người, Bình Định 6 người), trong đó phần lớn là người dân và học sinh đi qua các ngầm tràn.
Mưa lũ cũng khiến 3 người khác bị thương; ngập và hư hỏng gần 13.000 ngôi nhà; nhiều diện tích lúa, hoa màu chìm trong nước; gia cầm, gia súc bị lũ cuốn trôi, một số tuyến đường giao thông bị ngập, sạt lở…
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ 5-9/12, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng tiếp tục xuất hiện một đợt mưa lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông có thể lên mức BĐ2-BĐ3, riêng các sông ở Quảng Ngãi ở mức BĐ3, có nơi trên BĐ3.
Để chủ động phòng chống thiệt hại về người và tài sản, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ra công điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương chuẩn bị phương án ứng phó.
Theo đó, các địa phương tổ chức cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người chết. Không được để người dân nào chịu đói, khát. Huy động lực lượng giúp dân vệ sinh nhà ở, môi trường, khôi phục sản xuất ở những vùng nước rút.
![]() |
Nhiều nơi vẫn bị ngập sâu trong nước khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh Báo Quảng Nam |
Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định tiếp tục theo dõi chặt chẽ diến biển của mưa, lũ; tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trong thời gian xảy ra mưa lũ.
Bộ Công an tăng cường chỉ đạo lực lượng CSGT trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện tuần tra canh gác, cảnh báo người dân tại các điểm xung yếu, bến đò ngang, ngầm tràn giao thông, các đoạn đường bị ngập sâu nước chảy siết khi có lũ, sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống xảy ra; không cho các phương tiện nhất là các xe chở khách, người dân qua các đoạn đường không an toàn.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cảnh báo, hướng dẫn, phân luông đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện đặc biệt tại các điểm xung yếu, thường xuyên bị ngập, chia cắt. Chuẩn bị phương tiện, vật tư để kịp thời triển khai các phương án thông tuyến, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các sở và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh đến lớp, xem xét cho học sinh nghỉ học khi cần thiết.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông các cấp, đặc biệt tại cơ sở tăng cường việc tuyên truyền cho người dân, cộng đồng về tình hình thiên tai, thời tiết; hướng dẫn, phổ biến các kỹ năng giúp người dân chủ động ứng phó với mưa lũ.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




