Công nghệ
19/06/2023 09:30Huawei yêu cầu doanh nghiệp Nhật Bản trả phí bản quyền
Một nguồn tin tại Huawei Nhật Bản tiết lộ, "các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành với khoảng 30 công ty liên quan đến viễn thông Nhật Bản". Huawei được cho là cũng đang đẩy mạnh thu tiền bản quyền ở Đông Nam Á.
Nikkei nhận xét việc một nhà sản xuất lớn đàm phán trực tiếp với các khách hàng nhỏ hơn về phí bản quyền là bất thường. Huawei đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn khi các lệnh trừng phạt của Mỹ gây khó khăn cho hoạt động bán sản phẩm ra nước ngoài.

Huawei muốn thu phí từ những bên sử dụng mô-đun truyền thông không dây. Nguồn tin tại một số công ty Nhật Bản cho biết, các doanh nghiệp quy mô từ vài nhân viên đến hơn 100 người đã nhận được yêu cầu từ Huawei.
Có hai cách tính toán phí bản quyền: hoặc cố định, từ 50 yên trở xuống cho mỗi đơn vị sử dụng, hoặc từ 0,1% trở xuống trên giá của hệ thống. Mức này ngang với các tiêu chuẩn quốc tế, theo Toshifumi Futamata, nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Đại học Tokyo.
Huawei nắm giữ nhiều bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn rất quan trọng để sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông không dây như 4G hoặc Wi-Fi.
Các công ty sản xuất thiết bị tương thích với tiêu chuẩn đó cũng sử dụng công nghệ bản quyền của Huawei. Điều đó đồng nghĩa nếu Huawei yêu cầu, nhiều bên sẽ phải trả tiền bản quyền.
Ngay cả các công ty Nhật Bản không sử dụng sản phẩm Huawei cũng có thể phải chịu các chi phí ngoài dự đoán. Hơn nữa, nhiều công ty vừa và nhỏ không quen thuộc với các cuộc đàm phán bằng sáng chế. Vì vậy, ông Futumata cảnh báo họ nên nhờ luật sư và các chuyên gia khác hỗ trợ khi ký kết hợp đồng.
Các cuộc đàm phán về bằng sáng chế công nghệ viễn thông thường được tiến hành giữa các nhà sản xuất thiết bị lớn. Chúng rất tốn thời gian và tự bán sản phẩm của mình còn có lợi hơn nhiều.
Nhưng lợi nhuận của Huawei sụt giảm nghiêm trọng từ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ và hàng hóa của Mỹ. Chẳng hạn, do không có quyền truy cập vào Android của Google, họ gặp khó khăn khi bán thiết bị ở nước ngoài. Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng khiến các công ty Nhật Bản tránh sử dụng các sản phẩm của Huawei.
Vì tiền bản quyền bằng sáng chế không bị hạn chế thương mại, đây có thể là nguồn thu nhập ổn định cho Huawei.
Huawei đã thành lập một trung tâm chiến lược sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản để giám sát hoạt động kinh doanh IP của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia.
Cuối năm 2022, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Suzuki Motor đã đồng ý với Huawei để cấp phép các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn liên quan đến 4G dùng cho ô tô thông minh.
Nhiều công ty Nhật Bản có thể phải đối mặt với yêu cầu thanh toán từ Huawei. Các mô-đun truyền thông không dây sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế của Huawei không thể thiếu đối với các mạng Internet of Things (IoT), theo công ty nghiên cứu Seed Planning. Công nghệ này đang được áp dụng trong lái xe tự động, nhà máy tự động, y học, năng lượng và hậu cần.
Theo Du Lam (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
-
Những lý do không nên đổ đầy bình xăng trong mùa hè (19/07)
-
Công an Thanh Hóa khởi tố vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh (19/07)
-
Bạn không cần kiếm tiền giỏi – chỉ cần có 4 dấu hiệu này, bạn vẫn sẽ giàu (19/07)
-
Khách Trung Quốc thích mê 1 món vỉa hè tại TP HCM, thốt lên: "Sống ở Việt Nam sung sướng quá" (19/07)
-
Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi (19/07)
-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
Bài đọc nhiều



