Đời sống
21/09/2018 15:45Làm gì nếu con lỡ 'nghiện' smartphone?
Nghiện smartphone khiến trẻ phát triển không bình thường
Không thể phủ nhận sự hữu ích, tiện lợi của smartphone, máy tính bảng mang lại trong cuộc sống. Tuy nhiên, với những trẻ chưa thể kiểm soát cách thức và tần suất sử dụng, thiết bị này bộc lộ những tác hại khó lường.
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM cho rằng, để khám phá thế giới, một đứa trẻ cần tiếp xúc với những thứ đơn giản, thô sơ. Quá trình tiếp xúc, đụng chạm giúp tăng cường khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hình thành tư duy sáng tạo. Trong khi đó, smartphone, máy tính bảng lại là những thiết bị công nghệ tinh xảo, có hiệu ứng về màu sắc, âm thanh cao, dễ tạo sự thu hút của một đứa trẻ.

Nếu một đứa trẻ sử dụng thường xuyên smartphone sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc, “nghiện” thiết bị này. Trẻ không thể dành năng lượng tích cực vào các hoạt động khác như: vẽ, đàn, hát, vui chơi, giao tiếp với bạn bè, cha mẹ, thiết lập mối quan hệ xã hội ban đầu. Dần dần, trẻ mất tập trung vào những cái đời thường, tự nhiên, sống động khác khiến trẻ không phát triển bình thường.
Hãy cai "nghiện" smartphone cho con
Do đó, nếu có cho con sử dụng smartphone, cha mẹ nên có sự kiểm soát thời gian sử dụng cũng như cách sử dụng của trẻ. Nếu con đã có những biểu hiện “nghiện” thiết bị này, bạn nên có cách “cai” cho con.
Nếu bé có những dấu hiệu dưới dây, bạn nên lưu tâm để “cai” cho bé
- Trẻ cảm thấy bứt rứt, bồn chồn hay buồn chán khi không được sử dụng hay bị lấy đi smartphone, máy tính bảng
- Thời gian sử dụng smartphone của trẻ có xu hướng ngày càng lâu
- Trẻ mất hứng thú với các hoạt động khác
- Trẻ nói dối và lén lút sử dụng điện thoại ở phòng ngủ hay nơi kín đáo
- Trẻ học hành sa sút, không quan tâm tới bạn bè ở trường lớp
- Trẻ có xu hướng dùng smartphone để cảm thấy thoải mái khi đối mặt với cảm xúc buồn chán, tiêu cực
Đầu tiên, cha mẹ phải làm gương cho con. Bạn không thể bắt trẻ bỏ điện thoại xuống nếu mình chúi mũi vào thiết bị này. Hãy hạn chế sử dụng thiết bị trước mặt con. Tuyệt đối không dùng smartphone như cách “trông trẻ”, để chúng ngồi im, cũng không cổ súy con biết sử dụng smartphone là tiếp thu nhanh, giỏi.
Cha mẹ cũng cần đưa ra nguyên tắc rõ ràng về điều kiện sử dụng smartphone, không nên giao điện thoại cho con. Ví dụ con chỉ được dùng 30 phút và chỉ được sử dụng cho một số ứng dụng riêng, sau khi đã làm xong bài tập.
Cha mẹ cần tách trẻ khỏi thiết bị này bằng cách hướng dẫn và cùng chơi với con những trò lành mạnh như: đánh cờ, xếp hình, cắt dán, tô màu…khuyến khích con tham gia 1-2 môn thể thao phù hợp và các hoạt động ngoại khóa như dã ngoại, picnic, hay học kì quân đội…Những hoạt động này giúp bé tiếp xúc với thiên nhiên, khám phá cuộc sống và giao tiếp, thiết lập được những mối quan hệ xã hội từ đầu đời.
Theo Duy Anh (Sohuutritue.net.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




