Đời sống
23/05/2025 14:28Nội soi lấy kim băng khỏi thực quản bé 5 tháng tuổi
Sự việc xảy ra khi bé P.K.A đang chơi đồ chơi thì đột nhiên ho và quấy khóc bất thường. Nghi ngờ con nuốt phải dị vật, gia đình đã nhanh chóng đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để được cấp cứu kịp thời.

Tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, các bác sĩ đã khẩn trương thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả chụp X-quang ngực thẳng và X-quang đốt sống cổ C1-C5 nghiêng cho thấy hình ảnh dị vật cản quang vùng cổ chính là chiếc kim băng sắc nhọn. Nhận định đây là trường hợp nguy hiểm, các bác sĩ Khoa Liên Chuyên khoa đã quyết định thực hiện nội soi gắp dị vật ngay lập tức.
Thủ thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao và độ chính xác tuyệt đối, đặc biệt với bệnh nhi nhỏ tuổi có đường thở và thực quản rất hẹp. Bất kỳ sai sót nào cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thực quản hoặc khiến dị vật đâm sâu hơn, dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ và thao tác khéo léo của đội ngũ y bác sĩ, chiếc kim băng han dài khoảng 2cm đã được lấy ra an toàn qua nội soi.
Sau thủ thuật, bé tỉnh táo, không sốt và được tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng. Trẻ được điều trị tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc cho đến khi sức khỏe ổn định mới xuất viện. Trường hợp của bé Khánh An được đánh giá là may mắn vì chiếc kim băng chưa trôi quá sâu vào thực quản và được xử trí kịp thời. Nếu để lâu, kim băng có thể đâm xuyên thực quản, gây nhiễm trùng, áp-xe trung thất và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thống kê từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, các bác sĩ Khoa Liên Chuyên khoa đã từng nội soi lấy nhiều loại dị vật khác nhau trong tai-mũi-họng của trẻ em, bao gồm pin cúc, hạt đỗ, hạt ngô, hạt muồng, hạt của các loại đồ chơi, mảnh bông gòn, cục phấn, cục tẩy và các loại côn trùng. Trong số đó, những vật sắc nhọn như kim băng được đánh giá là nguy hiểm nhất.
Qua vụ việc này, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, và luôn giám sát trẻ khi chơi đùa. Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với các đồ vật nhỏ, sắc nhọn nguy hiểm như kim băng, pin cúc, đồng xu vì đây là những dị vật dễ gây hóc và tổn thương đường tiêu hóa, hô hấp.
Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh tuyệt đối không được dùng tay móc họng hoặc ép trẻ nôn ra dị vật vì hành động này có thể khiến dị vật trôi sâu hơn hoặc gây tổn thương thực quản. Không cố gắng cho trôi dị vật bằng nước, sữa hoặc đồ ăn vì có thể khiến dị vật di chuyển sâu hơn, gây khó khăn cho việc nội soi phát hiện vị trí và gắp dị vật ra.
Điều quan trọng nhất là khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật đường tiêu hóa hoặc đường thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Bảo Long (Pháp Luật & Xã Hội)
Tin cùng chuyên mục








-
Bộ ảnh cưới đang viral khắp Trung Quốc vì cô dâu chú rể xấu đến mức như có thù với thợ chụp (12/07)
-
Nếu bạn thường tiêu tiền vào 4 điều này, xin chúc mừng: Bạn là người có EQ cao! (12/07)
-
Đội bóng của HLV Park Hang-seo chiêu mộ cựu thủ môn tuyển Việt Nam, đầu tư lớn để lên V.League (12/07)
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa lập kỷ lục lần đầu tiên ở Việt Nam (12/07)
-
Sau ngày 11/7, người dùng VNeID chú ý: Một thay đổi quan trọng sắp diễn ra, cần cập nhật ngay (12/07)
-
Thực phẩm có cholesterol cao gấp 3 lần mỡ lợn, cực hại nếu ăn nhiều: Người Việt rất hay ăn (12/07)
-
Ám ảnh người đàn ông lao thẳng vào máy bay đang chuẩn bị cất cánh, tử vong tại chỗ, nhân viên sân bay ôm đầu bàng hoàng (12/07)
-
Sau vụ cháy khiến 8 người tử vong ở TPHCM: Cảnh sát đến tận chung cư vận động gỡ lồng sắt, tháo ‘chuồng cọp’ (12/07)
-
Cùng một tên gọi, ở Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán hơn 50 triệu/kg: Tại sao lại đắt như vậy? (12/07)
-
Nữ diễn viên nổi tiếng tung loạt ảnh sexy, hé lộ thông tin gây chú ý, hàng trăm người quan tâm (12/07)
Bài đọc nhiều




