Giới trẻ
14/06/2017 08:559X bị băng bó chân tay vẫn cố gắng bảo vệ đồ án tốt nghiệp
Hình ảnh nam sinh viên thuyết trình trước hội đồng trong lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp khi tay, chân bị băng bó, khuôn mặt trầy xước nhận được nhiều ý kiến của dân mạng.
Phạm Đức Anh - người chụp bức ảnh - cho PV biết chàng trai bị thương vẫn tham dự lễ tốt nghiệp là T. (23 tuổi, sống tại Hà Nội). T. hiện là sinh viên năm cuối Đại học Mỏ - Địa chất. Khoảnh khắc trên được chụp ngày 12/6 trong lễ bảo vệ tốt nghiệp đợt một khóa K57.
Đức Anh cho hay cậu là lớp trưởng, đã chụp lại hình ảnh của tất cả thành viên hôm bảo vệ tốt nghiệp. T. bị tai nạn vào đêm trước buổi bảo vệ đồ án, tài xế gây tai nạn đã bỏ chạy. Nam sinh bị nhiều vết thương trên người, song vẫn gắng tham gia lễ bảo vệ tốt nghiệp.
"Các thành viên trong lớp, thầy cô giám khảo đều ấn tượng và khâm phục T. Cậu ấy đáng được ngưỡng mộ và khen ngợi", Đức Anh nói.
![]() |
Nam sinh bảo vệ tốt nghiệp trong khi chân tay băng bó. Ảnh: Phạm Đức Anh. |
Nam sinh tiết lộ buổi bảo vệ của T. đạt kết quả tốt. Cả lớp vừa kết thúc buổi lễ đã qua nhà thăm bạn mình.
Trước câu chuyện của chàng sinh viên này, nhiều người gửi lời an ủi, động viên. Minh Huy, sinh viên năm thứ hai, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho hay: "Tinh thần bảo vệ đồ án cao quá. Chúc chàng sinh viên mau khỏe và thành công trong cuộc sống".
Nguyễn Phương Lan (22 tuổi, Hà Nội) cho rằng chàng trai đã rất cố gắng, song ai ở trong trường hợp này cũng sẽ cố làm vậy.
Nhiều tấm gương vươn lên trong học tập
Trước đó, không ít câu chuyện cảm động về nghị lực, ý chí vươn lên trong học tập của các bạn trẻ được chia sẻ trên mạng.
Nhiều người vẫn chưa quên cô gái rửa bát thuê Nguyễn Thị Kim Ngân (20 tuổi, Lạng Sơn) đạt thủ khoa khối C với tổng điểm 30 trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. Với điểm số “ngất ngưởng” này, Kim Ngân đã đạt danh hiệu thủ khoa khối C cả nước.
![]() |
Nữ thủ khoa 30 điểm rửa bát thuê nuôi ước mơ thành trinh sát . Ảnh cắt từ clip. |
Để có tiền đóng học phí và mua sách vở, cô gái sinh năm 1997 xin đi bưng bê, phục vụ và rửa bát thuê buổi tối ở một nhà hàng từ năm lớp 11.
Thu nhập của công việc tay chân vất vả hàng tháng rất ít ỏi, chỉ được từ 900 nghìn đến 1,5 triệu đồng, nhưng đó là tiền lương do chính em kiếm ra. Đây cũng là cách nữ sinh giúp đỡ bố mẹ, bớt gánh nặng cho chị gái.
Một câu chuyện xúc động khác là người cha nén nỗi đau đến nhận bằng tốt nghiệp thay con đã mất. Theo đó, đang bảo vệ luận văn tốt nghiệp, một nam sinh viên Đại học Việt Đức bất ngờ đột tử để lại bao kỳ vọng và dự định của tương lai.
Trong lễ tốt nghiệp Đại học Việt Đức ngày 22/4/2016, nhiều người xúc động khi thấy ông Trần Hữu Khoa (ở quận 1, TP.HCM) lên bục nhận bằng tốt nghiệp thay con trai Trần Bảo Duy. Hình ảnh đó làm nhiều người có mặt tại buổi lễ lặng người.
Trước đó, câu chuyện về cậu học trò với đôi chân teo tóp vì bị dị tật bẩm sinh từ nhỏ, nhưng hàng ngày vẫn đều đặn tới trường học, cũng được nhiều cư dân mạng nhắc tới.
Lương Văn Mậu (lớp 11C trường THPT Tương Dương I, Nghệ An) là học sinh khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn, song chàng trai rất có ý thức và chăm chỉ học tập. 9X được tất cả thầy cô trong trường quý mến bởi tính tình hiền hòa, ngoan ngoãn và nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp. Cậu học trò nuôi ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.
Cô Lê Nguyễn Phương Thảo, giảng viên Đại học Khoa học Huế, cho rằng hình ảnh chàng trai tay chân băng bó dự lễ bảo vệ tốt nghiệp hay người cha nghẹn ngào lên nhận bằng tốt nghiệp thay con là một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần nỗ lực học tập và vươn lên của các bạn trẻ.
Điều đó thể hiện ý chí quyết tâm, sự mong mỏi của người làm cha mẹ muốn nhìn thấy đứa con thân yêu của mình trưởng thành. Dù đang đau ốm, tai nạn, quyết tâm bảo vệ đến cùng thành quả học tập của mình là tinh thần đáng khen ngợi và đáng tự hào.
Cô Phương Thảo cho hay bằng tốt nghiệp là kết quả học tập và rèn luyện của mỗi học sinh, sinh viên. Nó minh chứng cho sự say mê học tập và hoạt động của các em trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy, nó có ỹ nghĩa quan trọng đối với mỗi bạn trẻ.
"Những câu chuyện cảm động, cố gắng vươn lên trong học tập của các thế hệ học trò là động lực cho mỗi người, đặc biệt là các tân cử nhân, nỗ lực phấn đấu thực hiện ước mơ hoài bão của mình", nữ giảng viên chia sẻ.
Kim Ngân (sinh năm 1997) là thủ khoa Đại học khối C với 30 điểm, em mong muốn đỗ vào Học viện An ninh nhân dân |
Theo Kiều Trang (Tri Thức Trực Tuyến)
Video: VTV
Tin cùng chuyên mục







-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
-
Tom Cruise và bạn gái sexy kém 26 tuổi tình tứ trên du thuyền (19/07)
Bài đọc nhiều



