Hỏi - Đáp
13/01/2020 08:00Điều khủng khiếp gì xảy ra khi bạn nghiến răng trong lúc ngủ?
Nghiến răng mãn tính trong khi ngủ có thể dẫn đến các vấn đề đau đớn từ gãy răng đến biến dạng khuôn mặt. Nhưng phần tồi tệ nhất là bạn nghiến răng nhưng không biết mình nghiến răng. Mỗi khi nghiến răng sẽ gây ra áp lực lên tới 35 kg trên mỗi cm vuông, gấp 10 lần lực bạn tác động lên răng khi bạn nhai bình thường. Áp lực này có thể làm nứt, gãy, thậm chí làm hư hại nghiêm trọng cả hàm.
Hậu quả của nghiến răng trong lúc ngủ
Nghiến răng không chỉ khiến răng bạn hư tổn. Nếu bị nghiến răng mãn tính, bạn có thể nghiến răng tới 40 phút mỗi giờ khi ngủ. Điều đó đủ để gây ra đau đầu và đau quai hàm khi thức dậy và nếu tình trạng này tiếp diễn từ đêm này qua đêm khác, nó có thể làm hỏng hàm của bạn vĩnh viễn.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 20% người nghiến răng bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMD). Khớp thái dương hàm nối hàm với hộp sọ, giúp bạn ăn, nhai và nói chuyện. Nhưng khi bạn nghiến răng không ngừng, các khớp này sẽ làm việc quá sức, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển động của khớp thái dương hàm. Một số triệu chứng của TMD:
- Đau ở mặt, vùng khớp hàm, cổ, vai và trong hoặc xung quanh tai khi bạn nhai, nói hoặc mở rộng miệng.
- Nhiều khi bạn cảm thấy khớp như bị mắc kẹt, khó mở miệng hoặc đóng miệng.
- Nghe thấy âm thanh trong khớp hàm khi bạn mở hoặc đóng miệng hoặc nhai.
- Khó nhai hoặc cắn như thể răng trên và răng dưới không khớp với nhau.
- Bạn cũng có thể bị sưng mặt, đau răng, nhức đầu, đau cổ, chóng mặt, đau tai, đau vai trên và ù tai.
Một nghiên cứu cho thấy rằng khi các khớp này hoạt động nhiều, chúng sẽ to ra, khiến khuôn mặt bạn trông vuông và nam tính hơn. Hơn nữa, âm thanh nghiến răng có thể đủ làm tổn thương thính giác. Một nghiên cứu với 400 sinh viên đại học đã chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa nghiến răng và ù tai. Thường thì ù tai là biểu hiện của tình trạng tổn thương thính giác nghiêm trọng.
Nhưng có lẽ phần đáng sợ nhất trong tất cả là nghiến răng “vô hình” với chính bạn, trừ khi bạn cùng phòng nghe thấy bạn nghiến răng, nếu không bạn sẽ không thể tự nhận ra mình đang làm điều đó cho đến khi các tổn thương xảy ra. Và rất có thể, bạn hiện tại bạn đang nghiến răng mỗi đêm mà bạn không biết. Ước tính 85 đến 90% dân số sẽ nghiến răng ở một mức độ nào đó.
Phương pháp điều trị
Tuy chữa nghiến răng không đơn giản nhưng không phải là không có. Như sử dụng thiết bị bảo vệ miệng sẽ giảm đáng kể tổn thương răng của bạn. Nguyên nhân nghiến răng thường xuất phát từ căng thẳng và lo lắng nên một số bác sĩ khuyên bạn nên tập thiền định.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Toàn cảnh vụ tàu Vịnh Xanh 58 bị lật trên vịnh Hạ Long: Chuyến du lịch thành thảm họa (21/07)
-
4 bài toán của tác giả Việt Nam được chọn vào đề thi Olympic quốc tế (21/07)
-
2 người sống sót sau nhiều giờ vật lộn trong nước lạnh, được ngư dân cứu vớt (21/07)
-
Tử vi thứ 2 ngày 21/7/2025 của 12 con giáp: Dần có lộc, Tuất thuận lợi (21/07)
-
Khám nghiệm hiện trường, giám định kỹ thuật xác định nguyên nhân lật tàu trên vịnh Hạ Long (21/07)
-
Indonesia liệu có sảy chân, sớm đụng U23 Việt Nam ở bán kết? (20/07)
-
Chị dâu cũ gửi lại con rồi mất tích, 3 năm sau tôi gặp lại chị… trong nhà mẹ chồng với thân phận không tin nổi (20/07)
-
NSƯT Kim Tử Long gặp chấn thương, cả đoàn phim phải ngưng quay (20/07)
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trực 24/24, tập trung ứng phó bão số 3 (20/07)
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480km, cảnh báo mưa cực lớn (20/07)
Bài đọc nhiều




