Hỏi - Đáp
07/12/2019 08:00Sợ hãi thì có gì vui?
Sợ hay sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế tồn tại cơ bản xảy ra trong phản ứng với một kích thích.
Khi gặp 1 mối đe dọa, cơ thể phản ứng lại bằng cách giải phóng các hóa chất làm thay đổi hoạt động của não và cơ thể, kích hoạt hệ thống sinh tồn khiến bạn bỏ chạy hoặc nghênh chiến. Điều này giúp giải phóng năng lượng, giảm cảm giác đau đớn và tắt các hệ thống không cần thiết như tư duy phản biện để đương đầu với mối nguy hiểm. Cảm giác không đau đớn, được tiếp sức, đồng thời không vướng vào những suy nghĩ lo âu thông thường.
Sự khác biệt nằm ở bối cảnh. Nếu bạn thật sự gặp nguy hiểm, bạn tập trung vào vấn đề sinh tồn thì nó chẳng có tí vui vẻ nào. Nhưng khi bạn kích hoạt phản ứng kích động này ở một nơi an toàn, bạn có thể chuyển sang tận hưởng sự phấn khích của nỗi sợ. Đó là lí do tại sao nhiều người hét lên thích thú trong một ngôi nhà ma nhưng lại sợ hãi nếu bị đưa đến một nghĩa trang thực.
Sợ hãi không chỉ đem lại sự vui vẻ, phấn khích tự nhiên, làm được những việc bạn sợ có thể giúp nâng cao lòng tự tôn. Bất cứ thử thách cá nhân nào, dù là tham gia cuộc chạy đua hay đọc một cuốn sách dài, khi vượt qua, bạn có cảm giác thành công. Đầu óc bạn có thể biết rằng xác sống không có thật, nhưng cơ thể bạn lại không nghĩ vậy, nỗi sợ hãi là thật, vì thế khi bạn vượt qua nó, cảm giác mãn nguyện và thành công cũng rất thật. Đây là sự thích nghi và tiến hóa, những người có được cân bằng về lòng dũng cảm và trí tuệ, biết phán đoán khi nào nên vượt qua nổi sợ và khi nào nên rút lui sẽ có khả năng sống sót cao, có thêm nguồn thức ăn mới và những vùng đất mới.
Cuối cùng, sợ hãi có thể đem mọi người đến với nhau. Bởi vì cảm xúc có thể lây lan, não bộ có khả năng tự tái tạo lại trải nghiệm. Khi bạn của bạn la hét, não của chính bạn cũng kích hoạt các phản ứng cảnh báo nguy hiểm tương tự họ. Điều này không chỉ tăng cường trải nghiệm cảm xúc mà còn tạo cảm giác gần hơn với những người đang ở cùng bạn.
Sợ hãi là 1 trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt và khi bất cứ thứ gì mãnh liệt đều được lưu trữ rất tốt trong bộ nhớ của bạn. Bởi vậy, nếu ký ức về bộ phim kinh dị bạn xem là tích cực và để lại cảm giác thỏa mãn, thì bạn sẽ lại muốn xem phim kinh dị lần nữa.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
-
Bà Paetongtarn lên tiếng sau bê bối hàng loạt cao tăng Thái Lan bị lừa tình (18/07)
-
Snoop Dogg gia nhập Swansea City: Từ huyền thoại rap đến ông chủ bóng đá (18/07)
Bài đọc nhiều




