Hỏi - Đáp

Tại sao chữa trị HIV/AIDS lại khó khăn?

Chúng ta chữa được nhiều bệnh khác nhau, như bệnh sốt rét và viêm gan C, thế tại sao chúng ta không chữa được HIV?

Năm 2008, một điều kỳ diệu đã xảy ra: một người đàn ông được chữa khỏi HIV. Trong hơn 70 triệu ca bệnh, đây là ca đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ. Nhưng chúng ta không biết chính xác ông ấy được chữa khỏi thế nào. 

Tại sao chữa trị HIV lại khó khăn?

HIV lây qua sự trao đổi dịch cơ thể, quan hệ tình dục không an toàn, và kim tiêm nhiễm HIV (đây là nguyên nhân chính).

Tại sao chữa trị HIV/AIDS lại khó khăn?

May mắn là HIV không lan truyền qua không khí, nước và tiếp xúc thông thường. Mọi người thuộc mọi lứa tuổi trên toàn thế giới đều có thể bị nhiễm HIV.

Khi vào trong cơ thể, HIV xâm nhập và tấn công phủ đầu các tế bào của hệ miễn dịch. Chúng thường nhắm vào các tế bào T - tế bào quan trọng giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm xâm nhập. HIV là một Retrovirus, loại virus có thể gắn mã di truyền của nó vào hệ gen của tế bào bị nhiễm và khiến các tế bào "lỗi" này nhân lên nhiều hơn.

Trong giai đoạn đầu của nhiễm HIV, virus nhân lên đồng thời phá hủy rất nhiều tế bào T. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng như cúm, nhưng chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong vòng từ vài tháng đến vài năm, dù người bệnh có thể trông như hoàn toàn khỏe mạnh, virus sẽ tiếp tục nhân đôi và phá hủy thêm các tế bào T. Khi số lượng tế bào T giảm xuống quá thấp, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm chết người mà bình thường hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống đỡ được. Giai đoạn này được gọi là AIDS.

Dù đã có thuốc rất hiệu quả trong việc kiểm soát mức độ của HIV và ngăn số lượng tế bào T giảm xuống quá thấp khiến bệnh chuyển sang AIDS nhưng vẫn có hai trở ngại chính. Một là người bệnh mắc HIV phải dùng thuốc suốt đời, nếu không, virus có thể tái phát rất nguy hiểm. Hai là nhiều quốc gia chưa dễ dàng tiếp cận đến phương pháp điều trị này. 

Hiện tại có 2 loại thuốc dùng chủ yếu trong điều trị HIV là ARV và PrEP:

- PrEP có tác dụng ngăn chặn virus tiếp cận các tế bào miễn dịch, phòng ngừa trước phơi nhiễm. Điều này có nghĩa là một người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh có thể dùng thuốc kháng virus để bảo vệ mình.

- ARV có tác dụng ngăn không cho hệ gen virus sao chép. Bằng cách ngăn chặn sự sinh sản khiến cho HIV không thể lây sang các tế bào khác trong cơ thể. Ở những người bị AIDS, thuốc ARV làm giảm đáng kể sự lây truyền của virus.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là virus biến mất hoàn toàn. HIV ẩn núp trong DNA của tế bào T khỏe mạnh. Hầu hết tế bào T chết sau một thời gian ngắn bị nhiễm HIV nhưng ở một phần rất nhỏ, bộ gen virus HIV không hoạt động, đôi khi trong nhiều năm và sẵn sàng kích hoạt trở lại khi ngừng điều trị. Nhưng với việc sử dụng thuốc thường xuyên, HIV sẽ không thể phát triển và cũng đồng nghĩa không thể lây truyền. Về lý thuyết, chúng ta có thể ngăn chặn nó lây lan và cuối cùng quét sạch đại dịch AIDS, nhưng trong thực tế, mọi thứ phức tạp hơn.

Từ năm 1996 đến 2017 số ca nhiễm mới đã giảm gần một nửa. Hiện nay, HIV phát triển mạnh nhất ở những nước kém phát triển, những nơi mà việc tiếp cận các loại thuốc kháng Retrovirus khó khăn hơn. Ở châu Phi, vùng có tới 70% số bệnh nhân HIV toàn cầu nhưng chỉ 1/3 bệnh nhân dương tính được chữa trị bởi liệu pháp Anti-Retrovirus.

Để căn bệnh này chấm dứt vĩnh viễn đòi hỏi một sự đầu tư lớn để cải thiện hệ thống y tế toàn cầu, chúng ta có thể giảm tốc độ lây truyền đủ để chấm dứt hoàn toàn bệnh AIDS. 

Dung (Nguoiduatin.vn)