Hỏi - Đáp
02/03/2021 08:00Tại sao có nhiều ao tù lại sinh ra cá một cách vô cớ?
Chúng ta biết rằng hầu hết các loài cá không thể đi lại trên bờ, thậm chí chúng không thể hít thở oxy trong không khí. Vậy những loài cá này đến từ đâu?
Với những ao tù cạnh các sông hồ lớn thì vẫn đề này khá dễ hiểu bởi vào mùa lũ, nước sông có thể tràn vào những ao tù và lũ cá sẽ theo đó mà bơi vào. Ngoài ra ở một số quốc gia nhưng Mỹ, Úc, Anh, Philippines thì cá còn có thể theo gió mà đến các ao tù. Những con cá này bị lốc xoáy hút lên trời cùng với nước, nếu một số cá bị gió mạnh cuốn ra khỏi sông và rơi xuống ao thì chúng hoàn toàn có thể sinh sống trong các ao tù.
Nhưng cũng có một số loài cá không phải là do các tác động ngoại lực mang đến. Ví dụ, khi nước cạn, cá lóc có thể "ngủ đông" trong phù sa và đợi đến khi ao đầy nước rồi mới ra ngoài di chuyển. Tuy nhiên, cá lóc có thể sống một thời gian ngắn trong trạng thái này, và chỉ có thể ngủ đông trong bùn ẩm chứ không thể tồn tại trong môi trường khô hoàn toàn trong thời gian dài .
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng trứng của một vài giống cá có thể sống nhiều năm trong môi trường đất và khô hạn, tới khi gặp nước thì cá con sẽ nở ra.
Nhưng trên thực tế, việc xuất hiện cá từ những nguồn kể trên trong các ao hồ tù động không hề phổ biến. Mưa lớn chỉ có thể mang cá đến những ao không xa sông, nhưng một số ao tù nằm ở vị trí xa sông hồ cũng có thể có cá, tại sao lại như vậy? Việc "hồi sinh" cá ngủ đông và trứng cá chỉ giới hạn ở những ao khô cạn nước nhất định, nhưng nếu sau vài tháng không có nước thì cá và trứng cá có thể sẽ chết hoàn toàn.
Và lúc này đáp án của câu hỏi trên sẽ được giải đáp. Có thể nói các loài thủy cầm là phương pháp khá phổ biến để các loài cá nước ngọt có thể "chuyển nhà". Thủy cầm ăn cá và trong quá trình này nó có thể vô tình dính trứng cá trên lông và mang chúng từ vùng nước này sang vùng nước khác. Ngay từ thế kỷ 19, các học giả tự nhiên đã tin rằng các loài thủy cầm là nguyên nhân chính khiến cá sống sống và được mang đến các ao tù.
Các học giả Đức đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1925 và chứng minh rằng trứng cá không hề dễ vỡ như những gì chúng ta vẫn tưởng tượng, việc trứng cá dính vào lông các loài thủy cầm và phát tán là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trên thực tế, người ta có quan sát thấy trứng cá vược trên lông của các loài chim nước. Họ đã từng tìm thấy một số quả trứng cá trên mặt của những con vịt, và con cá con nở trên mặt con vịt vài ngày sau đó.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhà Trắng giải thích về các vết bầm tím thường thấy trên tay ông Trump (18/07)
-
Giá vàng hôm nay 18/7/2025: Thế giới giảm liên tiếp, vàng miếng SJC vẫn nghe ngóng (18/07)
-
5 câu nói cha mẹ EQ thấp thường buột miệng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp - Càng nói, con càng tổn thương (18/07)
-
CEO Andy Byron và người tình đã nói gì về nhau trước khi màn ngoại tình chấn động MXH được công khai trước toàn thế giới? (18/07)
-
Galaxy Z Fold7 lập kỷ lục tại đại lý Việt Nam (18/07)
-
Ford chuẩn bị gia nhập thị trường xe điện Việt Nam (18/07)
-
Xuyên đêm tìm kiếm bé trai 8 tuổi nghi bị nước cuốn trôi (18/07)
-
Sao nam bị gạch tên khỏi Running Man mùa 3: Là "ông hoàng thất bại", từng vướng ồn ào "đá xéo" Trấn Thành! (18/07)
-
Bắt thóp công thức "iu đương" của Matthis với Thiều Bảo Trâm và Lê Hoàng Phương (18/07)
-
Tôi hoang mang tột độ khi nhận thùng đồ ăn mẹ chồng gửi, may mà quyết đoán mới cứu được bà (18/07)
Bài đọc nhiều




