Hỏi - Đáp

Tại sao đường ray trên cầu đường sắt lại cần đến 4 thanh ray trong khi trên mặt đất chỉ có 2?

Ở phía trong của đường ray trên cầu đường sắt người ta phải đặt thêm hai thanh ray nữa. Tác dụng của việc này là gì?

Bạn có để ý thấy rằng đường ray tàu hỏa trên mặt đất chỉ có 2 thanh ray nhưng trên cầu đường sắt lại có 4 thanh ray? Vì sao lại có sự khác biệt này? 

Tại sao đường ray trên cầu đường sắt lại cần đến 4 thanh ray trong khi trên mặt đất chỉ có 2?
Đường ray trên mặt đất chỉ có hai thanh dọc...
Tại sao đường ray trên cầu đường sắt lại cần đến 4 thanh ray trong khi trên mặt đất chỉ có 2? - 1
... nhưng trên cầu lại có 4 thanh ray.

Khi thiết kế cầu đường sắt, ngoài việc thân cầu phải rất vững chắc, bảo đảm cho tàu chạy an toàn, ổn định, mặt cầu cần phải có biện pháp an toàn để ngăn ngừa sự cố tàu bị trật ray. Biện pháp an toàn đó là đặt thêm một thanh ray nữa ở sát phía bên trong và song song với đường ray, gọi là ray bảo vệ bánh xe.

Tại sao đường ray trên cầu đường sắt lại cần đến 4 thanh ray trong khi trên mặt đất chỉ có 2? - 2

Tác dụng của ray là: Nếu không may mà tàu bị trật bánh ở đầu cầu hoặc trên cầu, thì khi bánh xe bên phải trật ra phía ngoài đường ray, thì bánh xe bên phải bị thanh ray bảo vệ chặn lại, khiến cho bánh xe lọt vào giữa hai thanh ray, mà không tiếp tục dịch chuyển theo chiều ngang. Tương tự như thế, nếu bánh xe bên trái bị trật ra ngoài đường ray, thì do tác dụng của thanh bảo vệ ở bên trong đường ray bên phải, nên tàu cũng không bị dịch chuyển theo chiều ngang nữa.

Thiết kế đường ray như vậy không những bảo đảm, chạy tàu an toàn, mà cũng tránh được đoàn tàu bị trật bánh đâm hỏng cầu, hoặc bị lật tàu.

TH (Nguoiduatin.vn)