Hỏi - Đáp
04/04/2020 08:00Tại sao muối được dùng để bảo quản thực phẩm?
Người Ai Cập sử dụng muối để tế lễ cho các vị thần, người Phoenicia sử dụng muối như một vật phẩm thương mại có giá trị trong đế chế Địa Trung Hải, trong khi người La Mã thì sử dụng muối như một hình thức tiền tệ. Đến cả Kinh thánh cũng có rất nhiều đoạn có sự xuất hiện của muối. Ngoài ra, các từ vựng Tiếng Anh như Salary (mức lương) và Salad cũng có nguồn gốc từ chữ Salt (muối).
Trong số hàng trăm công dụng khác nhau của muối, những người dân thời trung cổ đã tìm thấy một công dụng rất quan trọng khác của muối, đó là bảo quản thực phẩm!
Phương pháp sử dụng muối để bảo quản thực phẩm đã có từ nhiều thế kỷ trước đây. Việc thêm muối vào thực phẩm giúp tăng thời hạn sử dụng của một số mặt hàng thực phẩm nhờ vào 2 đặc điểm sau.
1. Hút ẩm
Như chúng ta đã biết, nước sẽ dịch chuyển sang nơi có nồng độ chất tan cao hơn thông qua màng bán thấm để cân bằng nồng độ chất tan ở hai bên (quá trình thẩm thấu). Khi chúng ta thêm muối vào thực phẩm, các phân tử muối di chuyển từ các khu vực có nồng độ muối cao sang các khu vực có nồng độ thấp hơn (bên trong thực phẩm) và nước thì di chuyển ngược lại. Quá trình này diễn ra cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng giữa hàm lượng muối bên trong và bên ngoài thực phẩm.
Như vậy, việc thêm muối đã giúp rút nước từ bên trong thực phẩm ra bên ngoài và thay thế bằng các phân tử muối. Khi thực phẩm không còn nước và độ ẩm, các mầm bệnh truyền qua thực phẩm như salmonella và các vi khuẩn khác không thể tồn tại. Đây là những vi khuẩn có thể gây ngộ độc và các vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến thực phẩm.
2. Ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Như phân tích ở trên, việc mất nước trong thực phẩm đã giảm cơ hội sống sót của các loại vi khuẩn. Không những thế, muối ăn còn gây tác động đến các sinh vật này theo nhiều cách khác nhau.
Các nhà khoa học chia các loài vi sinh vật làm 2 nhóm dựa trên phản ứng với natri clorua, bao gồm: các nhóm ưa muối và không ưa muối. Trong nhóm các loài ưa muối lại bao gồm các loài ưa muối nhẹ, trung bình và cực kỳ ưa muối dựa trên mức độ dung nạp đối với natri clorua. Khi môi trường có nồng độ muối cao gây ức chế sinh trưởng đổi với các loài vi sinh vật không ưa muối hoặc thậm chí các loài ưa muối nhẹ, trung bình.
Khi muối được thêm vào thực phẩm, chúng khiến các tế bào của vi sinh vật mất nước dẫn đến chậm phát triển hoặc gây chết tế bào. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng natri clorua có thể hạn chế khả năng hòa tan oxy bên trong các tế bào vi sinh vật. Đồng thời, chúng còn xâm nhập vào các enzyme của tế bào và buộc các tế bào tiêu hao năng lượng để loại bỏ các ion natri ra khỏi tế bào. Tất cả điều này dẫn đến sự ức chế tăng trưởng của vi khuẩn và cuối cùng gây ra cái chết của chúng.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Thông tin mới vụ Chủ tịch Công ty cổ phần nước GMT lừa đảo chiếm đoạt tài sản (18/07)
-
Đột quỵ "rất sợ" bài tập này: Cực dễ thực hiện, chỉ 10 phút/ngày cũng đem lại hiệu quả bất ngờ (18/07)
-
Ngoại tình với nhân viên bị bắt tại trận, CEO công ty tỷ đô gửi tâm thư (18/07)
-
Mắng chửi, đòi thu tiền đỗ xe tại vỉa hè nhà tang lễ ở Hà Nội, người phụ nữ lập tức "lên phường" nộp phạt (18/07)
-
Cầu thủ U23 Việt Nam hứa mang Cúp vô địch Đông Nam Á về nước (18/07)
-
Dự báo điểm chuẩn chi tiết từng ngành vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 (18/07)
-
Công bố trọng tội hiếp dâm khiến Ngô Diệc Phàm vào "nhà đá" 13 năm và bị trục xuất khỏi Trung Quốc (18/07)
-
Tổn thất của Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột (18/07)
-
MU tăng giá Mbeumo lên 70 triệu bảng, "bom tấn" sắp nổ (18/07)
-
Á khoa khối C00 ở Thanh Hóa có mẹ làm ruộng, bố là công nhân (18/07)
Bài đọc nhiều




