Hỏi - Đáp

Tại sao Thất tịch lại mưa?

Nếu như phương Tây có ngày lễ Valentine vào tháng 2 dương lịch thì phương Đông cũng có ngày lễ Thất Tịch vào mùng 7 tháng 7 âm lịch để kỷ niệm tình yêu.

Truyền thuyết kể lại rằng, chàng Ngưu Lang tốt tính, chăm chỉ, hiền lành trong một lần đi chăn trâu đã vô tình gặp nàng tiên Chức Nữ - con gái Thiên Hậu xinh đẹp, dịu hiền, nết na rồi bén duyên. Sau đó, tình yêu của họ kết trái, cả hai sinh được một bé trai và bé gái xinh xắn, đáng yêu.

Tuy nhiên, vào một ngày nọ Thiên Hậu đã ra lệnh cho Chức Nữ phải trở về làm việc diệt mây ngũ sắc, nàng đành dứt áo rời bỏ chồng và các con. Ngưu Lang khi ấy rất buồn và đau khổ, ngày ngày nhớ thương vợ nên đã dẫn hai con đuổi theo. Tuy nhiên, khi ba bố con đến sông Thiên Hà - nơi ngăn cách giữa phàm nhân và tiên nên họ không thể vượt qua. Nhất định không từ bỏ ở đó, Ngưu Lang đã cùng hai con ngày ngàng đợi ở bên dòng sông, biến thành một ngôi sao lớn và hai ngôi sao nhỏ chờ đợi Chức Nữ.

Nhận thấy tình cảm của Ngưu Lang dành cho con gái mình, Thiên Hậu cảm động và cho phép hai người được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Họ đoàn tụ trên cầu Ô Thước được đàn quạ trời tạo ra.

Tại sao Thất tịch lại mưa?

Mặc dù đã được Thiên Hậu cho phép gặp nhau nhưng mỗi năm họ cũng chỉ được đoàn tụ một lần và thời gian bên nhau không dài. Mỗi lần gặp nhau, Chức Nữ thường mang theo nước mắt và nỗi niềm thương nhớ, bao tâm sự gặp chồng. Nước mắt của nàng Chức Nữ rơi xuống nhân gian tạo thành những cơn mưa ngâu. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ngày Thất tịch nào cũng có mưa, có ngày Thất tịch không mưa, nắng to. Khi đó, các đôi bạn trẻ sẽ cùng nhau ngắm sao, làm những điều mình thích trong ngày lễ đặc biệt này.

Dung (Nguoiduatin.vn)