Hỏi - Đáp

Vì sao bề mặt quả bóng rổ không nhẵn như bóng đá, bóng chuyền?

Vô vàn chấm tròn nhỏ gồ ghề trên bề mặt quả bóng rổ có tác dụng gì nhỉ?

Vào thập niên 1894, các đội bóng chuyền đã sử dụng quả bóng trong môn bóng đá. Bề mặt trơn nhẵn của quả bóng kết hợp với sàn tập bằng gỗ cứng được đánh bóng bằng dầu, khiến nó trượt lên trượt xuống trên tay người chơi và trên sàn tập. 

Các vận động viên phải vật lộn vất vả mới có thể giữ được quả bóng trên tay và việc đưa bóng vào rổ càng trở nên khó khăn hơn.

Vì sao bề mặt quả bóng rổ không nhẵn như bóng đá, bóng chuyền?

Vì sao bề mặt quả bóng rổ không nhẵn như bóng đá, bóng chuyền? - 1

Sau đó nhờ James Naismith - người đã phát minh ra trò chơi vào năm 1891 đã không để cho sự bất tiện này cản trở sự phát triển của môn bóng rổ. Naismith và một người bạn đã thiết kế một trái bóng mới giúp nâng cao khả năng giữ của người chơi, không chỉ to hơn mà còn tăng thêm ma sát.

Các chấm gai đã ra đời từ đó. Khi kết hợp chúng với lớp da thuộc thô ráp và được xử lý tốt, nó sẽ tạo thêm nhiều điểm tiếp xúc với sân bóng và làm tăng ma sát trên quả bóng. 

Khi quả bóng rổ cải tiến được sử dụng, các cầu thủ hoan nghênh nhiệt liệt, bởi từ giờ, họ có thể lừa bóng mà không lo bóng sẽ bay ra khỏi tay lúc nào không biết.

Tuy nhiên trong quá trình chơi, mồ hôi tay đôi khi khiến bóng bị trơn và tuột khỏi tay. Nếu bạn có một quả bóng mới, hãy khởi động với nó trước khi trận đấu diễn ra bằng một vài bài tập nho nhỏ. Sự tiếp xúc của quả bóng với một mặt phẳng gồ ghề như bê-tông, sẽ khiến trái bóng nhám hơn . Bề mặt bóng càng nhám, lực ma sát càng tốt. Lực ma sát càng tốt, quả bóng càng dễ xử lý hơn.

TH (Nguoiduatin.vn)