Hỏi - Đáp

Vì sao bé trai khi dậy thì lại 'vỡ giọng'?

ỡ giọng là hiện tượng rất thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, đặc biệt là đối với nam. Theo thống kê, độ tuổi thường xảy ra hiện tượng vỡ giọng là 12-16 tuổi. Vỡ giọng là hiện tượng có liên quan đến những dây thanh quản.

Vỡ giọng là một hiện tượng sinh lý rất bình thường, bạn có thể hiểu đơn giản về quá trình này như sau:

Ở phía trước cổ họng có một chiếc hộp được gọi là "hộp âm thanh" hay thanh quản. Chiếc hộp âm thanh này hoạt động giống như tính năng của một dụng cụ âm nhạc. Nó có hai dây thanh âm kéo căng dọc và có tính đàn hồi. Khi không khí từ phổi đi qua vùng này, các dây thanh rung lên phát ra âm thanh giọng nói của bạn.

Âm lượng liên quan tới sức lực của giọng hơi và loại âm thanh to nhỏ. Dây âm thanh rung tạo giọng nói. Cao độ liên hệ tới cường độ, chiều dài và bề dày của dây thanh âm.

Vì sao bé trai khi dậy thì lại 'vỡ giọng'?

Trong suốt giai đoạn dậy thì (khoảng thời gian chuyển biến từ một cậu bé thành một người đàn ông thực thụ), tinh hoàn của bạn sẽ sản sinh ra một lượng lớn kích tố hocmon sinh dục nam. Những kích tố sinh dục nam này sẽ khiến "hộp âm thanh" phát triển và thay đổi hình dạng. Các dây thanh âm sẽ trở nên rộng hơn, dày hơn và vì thế nó rung lên từ từ ở tần số thấp hơn khi không khí đi qua chúng. Tần số thấp hơn đem lại cho bạn giọng nói trầm hơn.

Ở các cậu con trai mau lớn, toàn thể bộ phận phát âm trong cổ cũng lớn theo, nên các cậu chưa quen ngay với việc điều tiết, có khi lại thả lỏng việc phát âm. Giai đoạn này có người gọi là “vỡ tiếng”. Chuyện này chỉ xảy ra với con trai, chứ con gái thì không vì dây thanh âm của đàn ông dài hơn của đàn bà khoảng 50%. Dây thanh âm của con gái không phát triển nhanh và không dài.

Cao độ chung chung của giọng nói đàn ông tùy thuộc vào chiều dài của dây thanh âm, mỗi giọng nói có một âm độ tùy theo đó ta quyết định giọng nói đó thuộc loại nào, như giọng trầm, giọng nam trung, giọng nam cao, giọng nữ cao,…

TH (Nguoiduatin.vn)