Hỏi - Đáp
02/10/2020 13:30Vì sao lưỡi, môi khi bị răng cắn sẽ lành mau hơn những chỗ khác?
Tục ngữ nói: “”Răng và lưỡi cũng có lúc đánh nhau””; quả đúng như thế. Có người khi ăn vì không cẩn thận mà lưỡi và môi bị răng cắn giập. Nhưng không vì thế mà người ta cảm thấy lo lắng, bởi vì vết thương này khỏi rất nhanh. Đó là vì nước bọt đã phát huy tác dụng.
Nước bọt là chất dịch hỗn hợp do các tuyến nước bọt tiết ra trong miệng (người lớn mỗi ngày tiết ra khoảng 1.000 – 1.500 ml). Khoảng 90% dung dịch này là nước, phần còn lại là bạch cầu, axit amin, một số nguyên tố vi lượng và men amylase (để tiêu hóa các hợp chất của nước và carbon).
Ngoài ra, trong nước bọt còn có một loại men hòa tan và diệt chết vi khuẩn, tiêu độc cho vết thương và một chất kích thích biểu bì sinh trưởng. Rất nhiều động vật có vú sau khi bị thương thường dùng lưỡi liếm vào vết thương, giúp cho vết thương mau lành. Đó là vì trong nước bọt của chúng có chất kích thích biểu bì sinh trưởng này,
Ngoài ra, nhiệt độ trong miệng thường cao hơn so với bề mặt da; thần kinh và mạch máu ở lưỡi, môi cũng dày đặc; đó chính là điều kiện lý tưởng để chữa trị vết thương.
TH (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
Bài đọc nhiều




