Hỏi - Đáp
12/09/2021 08:00Vì sao những chiếc máy bay nặng nề lại có thể bay lượn như những chú chim?
Những chiếc máy bay thương mại lớn nhất trên thế giới có thể có trọng lượng lên tới trên dưới 500 tấn, trong khi đó loại chim lớn nhất có thể bay hiện tại có trọng lượng cơ thể chỉ khoảng tối đa 16kg. Dù vậy, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết thực tế máy bay và những chú chim đều dựa trên một nguyên tắc chung để có thể bay.
Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của việc bay là chống lại được lực hút của Trái đất với người “đồng minh” lớn nhất là không khí. Máy bay và những chú chim đều bay bằng cách tận dụng những nguyên tử không khí xung quanh chúng. Khi đập cánh, những chú chim sẽ tạo ra một khu vực áp lực không khí cao bên dưới cánh, trong khi đó khu vực phía trên đó là là vùng áp lực không khí thấp. Nguyên tắc này cũng xuất hiện khi máy bay di chuyển trên đường băng. Sự chênh lực áp lực không khí ở khu vực dưới cánh máy bay và trên cánh máy bay giúp máy có được một lực nhấc bổng. Khi lực này thắng trọng lực Trái đất, máy bay sẽ bay lên.
Tất nhiên, một chiếc máy bay 500 tấn sẽ cần nhiều lực hơn một chú chim và máy bay làm điều này bằng hai cách. Đầu tiên, máy bay sẽ phải di chuyển trên đằng băng với tốc độ khoảng từ 242km/h cho tới 289km/h để tạo ra các vùng không khí di chuyển nhanh xung quanh khu vực cánh máy bay. Bên cạnh đó, máy bay cũng có thể bay lên nhờ một thứ gọi là “góc tấn công”. Có thể bạn cũng đã để ý, thay vì nhấc bổng máy bay lên không trung sau khi di chuyển trên đường băng với tốc độ cao, máy bay cất cánh bằng cách đưa phần đầu máy bay lên trước và phần đuôi lên sau, tạo thành một “góc tấn công”. Việc tạo ra “góc tấn công” này giúp bên dưới cánh máy bay có thêm được nhiều không khí hơn nữa, đồng nghĩa với nhiều áp lực hơn.
Khi đã ở trên không trung, thứ giúp cho máy bay có thể duy trì vị trí là động cơ với một trong những chức năng là tạo ra dòng không khí chạy dọc cánh máy bay. Khi máy bay bay càng cao, không khó càng loãng, vì thế máy bay sẽ phải di chuyển với tốc độ cao hơn để duy trì được trạng thái trong khung trung của mình.
Theo đó, tốc độ khi bay của máy bay có thể lên tới 880km/h. Dù vậy, không khí loãng đồng nghĩa với ít lực cản hơn, do đó máy bay có thể bay cao hơn mà lại tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Dung (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
TAND TP HCM Xét xử vụ án ông chủ Tân Tân trốn thuế (22/07)
-
4 giờ cảnh sát truy xét kẻ liều lĩnh, lợi dụng bão Wipha để phạm tội (22/07)
-
VIDEO: Nước lũ cuồn cuộn cuốn trôi cầu, nhà dân (22/07)
-
Nhân viên Liên Hợp Quốc tại Gaza ngất xỉu vì đói (22/07)
-
Bão số 3 Wipha vẫn chưa tan, khu vực nào còn mưa rất lớn? (22/07)
-
2 du học sinh Việt tử vong, 1 nam sinh nguy kịch sau tai nạn nghiêm trọng ở Đức - người yêu khẩn cầu trợ giúp (22/07)
-
Trường ĐH Ngoại ngữ công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025 (22/07)
-
Nam diễn viên 8X bàng hoàng cảnh nhà tan nát, cửa kính vỡ tung, đồ đạc bị bão Wipha cuốn phăng (22/07)
-
Trước đề xuất đánh thuế 20% lợi nhuận bất động sản, Shark Hưng từng cảnh báo những người lướt sóng: "Mua con gà 9 đồng bán 10 đồng thì chẳng giải quyết vấn đề gì" (22/07)
-
Sân bay Gia Bình chính thức soán ngôi Nội Bài, trở thành cảng hàng không lớn nhất miền Bắc (22/07)
Bài đọc nhiều




