Thông tin họp báo chuyên đề ngày 25.10 về vốn ODA của Bộ Tài chính cho thấy số nợ trên bao gồm cả gốc và lãi, nhưng vẫn thấp hơn nghĩa vụ ngân sách phải trả vốn vay trong nước.
Thông tin họp báo chuyên đề ngày 25.10 về vốn ODA của Bộ Tài chính cho thấy số nợ trên bao gồm cả gốc và lãi, nhưng vẫn thấp hơn nghĩa vụ ngân sách phải trả vốn vay trong nước.
 
Tuy vậy, theo ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Quản lý nợ (Bộ Tài chính), có thể từ tháng 7.2017 Ngân hàng Thế giới sẽ đưa VN ra khỏi diện được vay ưu đãi phát triển vì trở thành nước thu nhập trung bình. Khi đó, áp lực trả nợ vay nước ngoài sẽ lớn hơn, các khoản vay mới cũng ít ưu đãi hơn, lãi suất cao hơn, thời gian vay ngắn hơn... “Từ thời hạn vay bình quân khoảng 30 - 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7 - 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước 2010) đến thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10 - 25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, chi phí vay khoảng 2%”, ông Hải cho biết và lưu ý điều này sẽ khiến VN phải tính toán và cơ cấu lại nợ, đồng thời phải làm sao sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và cân đối với khả năng trả nợ.
 
Theo Anh Vũ (Thanh Niên Online)