Kinh tế
16/09/2015 09:35Đề xuất xóa khoảng 10.000 tỉ đồng nợ thuế: Ưu ái DN nhà nước
Các chuyên gia cho rằng nếu một số doanh nghiệp nhà nước được xóa nợ thuế sẽ tạo bất bình đẳng, thất thu ngân sách và tiền lệ xấu.
Coi chừng tiêu cực
![]() |
Minh họa: KHỀU |
Tuy vậy, nhiều ý kiến băn khoăn việc Bộ Tài chính chỉ ưu ái cho một số đối tượng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và nảy sinh tiêu cực. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhận định: “Việc xóa nợ dựa trên những tiêu chí không rõ ràng. Chưa biết các DN có được lợi từ việc xóa nợ hay không nhưng có thể đối tượng hưởng lợi trước chính là những người quyết định DN được xóa nợ hay không? Đây là cơ hội sinh ra cơ chế xin - cho”. Mặt khác, theo ông Tuấn, chính sách này có thể tạo kẽ hở cũng như động lực cho DN không thua lỗ tận dụng để hạch toán thua lỗ.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đề nghị cần có sự giám sát chặt chẽ nếu thực thi quyết định này, nhất là các vấn đề: nguồn gốc thua lỗ về cả lý do chủ quan và khách quan, trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra thua lỗ. “Làm được điều này mới bảo đảm công bằng giữa các DN, xác định đúng đối tượng và hạn chế tiêu cực” - ông Doanh nói.
Tạo tâm lý ỷ lại
Một chuyên gia từng làm việc tại Bộ Tài chính cho rằng chính sách trên sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, giảm gánh nặng cho cơ quan thuế bởi thời gian qua, nền kinh tế rất khó khăn, nhiều DN lâm vào tình trạng điêu đứng. Hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khoản nợ khó thu là do DN làm ăn thua lỗ đã bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản. “Đối với những DN này, việc xóa nợ hay không thực chất ít có ý nghĩa bởi họ đã ngừng kinh doanh rồi. Về phía nhà nước thì việc tìm ra người nộp không dễ. Như vậy, khoản nợ cứ treo ở đó nên cần có cơ chế để giải quyết” - vị chuyên gia phân tích.
Tuy nhiên, chính sách này có thể tạo tiền lệ xấu khi DN có tâm lý trông chờ vào việc khi thua lỗ hoặc phá sản có thể “trút” được nợ thuế. “DN có thể ngừng kinh doanh và tìm đường thành lập DN khác trong khi không phải chịu trách nhiệm về khoản nợ cũ. Như vậy, vừa làm giảm sức chiến đấu của DN, tạo điều kiện và tâm lý không tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ thuế; vừa gây thất thu ngân sách nhà nước” - một chuyên gia lo ngại.
Chậm nộp thuế thì phải phạt Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng phải xem xét tất cả các thành phần kinh tế đồng đều với nhau. “Các DN có vốn nhà nước đã được ưu đãi nhiều mặt rồi mà lúc thua lỗ lại được nhà nước tha thì là đối xử phân biệt” - ông Hiếu nói. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng với trường hợp DN nhà nước thực hiện sắp xếp lại có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu nhà nước tại DN; DN nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn nhà nước tại DN khi chuyển đổi sở hữu hoặc DN kinh doanh chưa được nhà nước thanh toán… mà được xóa nợ thuế thì không khác nào “đổi chác”. “DN chậm nộp thuế thì phạt DN, nhà nước chậm thanh toán cho DN thì phải phạt nhà nước chứ không thể nào cấn trừ và đổi chác được” - ông Tuấn nêu quan điểm. |
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
Bài đọc nhiều




