Kinh tế

Không có cách nào giải cứu heo, nếu còn thích chạy theo số lượng

Ba đoạn sau đây là những ghi chép rời được xếp lại, không cố ý làm văn làm báo mà chỉ ghi như thật.

Ba đoạn sau đây là những ghi chép rời được xếp lại, không cố ý làm văn làm báo mà chỉ ghi như thật.

khong co cach nao giai cuu heo, neu con thich chay theo so luong hinh anh 1

Nói về cô gái cứu con heo được không, một phó tổng giám đốc kỹ thuật một công ty lớn cho rằng: “Không. Không có cách nào xử lý được sớm. Trừ khi ta can đảm bắt tay thay đổi.”

2/ Trưa chủ nhật, đi đám cưới một anh bạn làm nghề nghiên cứu. Việc tự tổ chức đám cưới thường bộc lộ rõ cá tính của đôi nhân vật chính và cả “dấu ấn” của hai bên gia đình. Đám cưới vui, sáng tạo, công phu (thể hiện của tình yêu chứ không phải khoe mẽ) như cung cách tìm tòi, sáng tạo trong công việc nghiên cứu của anh chồng trẻ. Đây cũng là đám cưới hiếm hoi không “tra tấn” khách dự bằng âm thanh nên mọi người mới có thể nói chuyện. Một luật sư: chị làm việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN), có nghe họ than mãi mà chưa có luật lập hội không? Không, họ không than, nhưng tôi đã bắt đầu thấy sự thiệt thòi khi các nước nhập thuỷ sản Việt Nam đều có những hiệp hội ráo riết bảo vệ các ngư dân và nhà kinh doanh sản phẩm cạnh tranh. Bây giờ thời hội nhập, làm ăn mà không có hiệp hội thì DN thiệt thòi đủ đường, mà DN thua thiệt là kinh tế thua thiệt. Một bạn chuyên nghiên cứu về Trung Quốc kể chuyện. Với Việt Nam, họ xả rác thải công nghiệp, thực phẩm bẩn, cả phân bón, thuốc sâu độc hại nhất, nhưng với các nước, họ phải theo luật. Mình học họ nhiều thứ, mà cái cách họ hỗ trợ, bảo vệ khôn khéo DN của họ, cách họ đua tranh, lấn tới để giành phần thắng về thương mại, cách họ đầu tư đậm cho khoa học công nghệ tiếc quá, sao mình không học. Thành ra DN mình khổ quá.

Vâng, DN mình khổ quá. Có tài sản lớn cũng không ai giúp khai thác. Khi tôi gặp ông đại sứ châu Á của chương trình Chỉ dẫn địa lý (GI) của Liên hiệp quốc ở Bangkok, ông đã sống ở Việt Nam chín năm nên thiết tha khuyên tôi chú ý đến việc phát triển kinh doanh các đặc sản được cấp GI. Trở về nước, tìm hiểu, mới biết bây giờ bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn đang chuẩn bị dự thảo điều lệ liên kết ba bộ (Khoa học và công nghệ, Công thương và Nông nghiệp). Việt Nam đã có 49 địa phương được cấp chứng chỉ, và việc phát triển thị trường cho các sản phẩm được chứng chỉ GI thì còn đang giao cho các địa phương.

Một DN lớn ngồi cùng bàn than về những giấy phép con, những điều kiện kinh doanh. Chuyện hệ trọng này, Thủ tướng đã xới lên năm ngoái, ngay tháng 4.2016, khi ông mới nhận nhiệm vụ. Mà đến nay thì thế nào? Hôm qua tôi đọc bài phỏng vấn ông Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư, ông nói: “Chặn chỗ này, ra chỗ khác. Với cách làm hiện nay, DN còn khổ dài dài vì không trị giấy phép con được đâu”.

Giấy phép con cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn cho DN. Các bộ ngành đều không muốn bỏ điều kiện kinh doanh, và vì Chính phủ chủ trương bỏ tối đa các rào cản, nên điều kiện kinh doanh giờ đang trá hình dưới bốn hình thức: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hành chính và quy hoạch.

VCCI cho biết có tất cả 5.719 điều kiện kinh doanh thuộc 243 ngành nghề được quy định bởi luật Đầu tư. Cổ vũ khởi nghiệp nhưng DN mới sử dụng công nghệ cao thì gặp đủ thứ điều kiện kinh doanh nên không được tham gia thị trường. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng CIEM cho rằng, sở dĩ gánh nặng điều kiện kinh doanh bao năm nói mãi không thay đổi được bao nhiêu là do số người “sản xuất” giấy phép quá nhiều, trong khi số người kiểm soát giấy phép lại ít.

3/ Sáng thứ bảy tôi từ Bình Định bay về Sài Gòn. Tình cờ ngồi bên cạnh một anh chuyên gia về thức ăn gia súc, phó tổng giám đốc kỹ thuật một công ty lớn. Tôi hỏi, liệu có giải cứu hẳn cho heo được không anh? Anh suy nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu. Suy nghĩ chủ quan của tôi là: Không. Không có cách nào xử lý được sớm. Trừ khi ta can đảm bắt tay thay đổi. Còn như cách hiện nay, cắt khúc, mạnh ai nấy làm thì bó tay. Ngành này hiện có những đại gia rất giỏi vào đầu tư kinh doanh nhà máy hiện đại. Nhưng không thành chuỗi, thành quy trình khoa học. Mình không nhìn xa, chỉ thấy sản lượng lớn là vui, xúm nhau vỗ tay. Thích thành tích, không nghĩ đến việc tổ chức sản xuất và thị trường, tổ chức hệ thống với từng khâu, từ kiểm soát nguyên liệu làm thức ăn, kiểm soát giống, đến kiểm soát chất lượng con heo con gà, xây kho lạnh, tổ chức các hình thức chế biến, đa dạng hoá thị trường… Không lo khâu giết mổ cho khoa học, lo cho chế biến và thị trường, cứ an tâm, mặc cho hầu hết sản phẩm chảy dễ dãi về thị trường xuất khẩu tiểu ngạch, rồi khi cái thị trường đó nó trở chứng là chết ngắc. Tôi thấm thía những tràng vỗ tay ác độc đó lắm, nhiều lĩnh vực đều lãnh đủ.

Ta đã ký có lẽ đủ hết tất cả hiệp định thương mại tự do có thể ký. Mà sức ép từ việc thực thi các hiệp định đó đang phả sức nóng ghê gớm vào sau gáy ta rồi. Cảm thấy chưa bao giờ DN cần đến sự tiếp sức cho họ đến thế. Chung quanh các nước ASEAN đều đang có nhiều hoạt động tập trung nâng sức DN. Tình thế DN Việt Nam thực sự rất bức bách. Họ cần hiệp hội, cần giảm rào cản thủ tục trói buộc, cần hỗ trợ tìm thị trường… Chính sách tiểu ngạch, nghe nói từ lâu là phải chuyển dần sang chính ngạch mà tới giờ này còn chưa được bàn luận để đưa ra quyết định rõ ràng. Và càng không nên quên nhiều gia tài, nhiều nguồn lực quan trọng vẫn còn đang bị bỏ bê, chưa khai thác, phát huy...

Theo Kim Hạnh (Thế Giới Tiếp Thị)