Kinh tế
05/03/2016 09:28Nợ xấu, mua xong để làm gì?
VAMC chỉ là người giữ hộ
![]() |
Mới hơn 10% nợ xấu mua về quay trở lại thành tiền thật. Ảnh: Như Ý. |
Một cán bộ Vietcombank khi đó cho hay: đã 4 năm nay, công tác thu hồi nợ của Vietcombank và Agribank bế tắc, bởi Công ty Thép Nam Đô (thuộc Thép Vạn Lợi) gần như không hợp tác. Và dù vật vã bao lần đi lại, đàm phán, kiện tụng… hai nhà băng này “chịu cứng”, không thu được đồng nào từ 100 tỷ đồng gốc vay còn lại (chưa kể lãi). Khoản nợ - theo đại diện Vietcombank, ngân hàng chưa bán cho VAMC (công ty khai thác quản lý tài sản) mà vẫn kiên trì “xoay xở”; thậm chí còn có ý định hỗ trợ để làm sao cho doanh nghiệp này có phương án phục hồi từ đó thu hồi nợ.
Nhìn nhận câu chuyện xử lý nợ xấu này, PGS TS Trần Hoàng Ngân lưu ý với Tiền phong: VAMC không phải là đơn vị sinh ra để xử lý toàn diện nợ xấu. “Về bản chất, VAMC là người giữ hộ nợ xấu. Còn các ngân hàng mới là người phải đi xử lý nợ và phải trích lập dự phòng rủi ro khoản đã bán đó hay nói chính xác, ngân hàng phải tự xử”, TS Trần Hoàng Ngân nói.
Không có chuyện xử lý… giả vờ
Thống kê của VAMC, kể từ năm 2013 bắt đầu mua nợ và tính cho đến ngày 31/12/2015, đã có 245 ngàn tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng được công ty này “gom” về. Cũng đến ngày này, mới có hơn 22,78 ngàn tỷ trong “tổng kho” nợ xấu “hồi sinh” biến thành “tiền tươi thóc thật”. Chưa kể, với những ngân hàng trích lập tốt 100% như Vietcombank; nếu thu hồi lại được thì khoản trích lập để dành hoàn toàn trở thành lợi nhuận.
Trước ý kiến của dư luận về việc VAMC mua nợ xong rồi để đó, trong câu chuyện với Tiền phong , ông Hùng khẳng định: “Không hề có chuyện chúng tôi xử lý giả vờ”. Bằng chứng là tính đến ngày này (4/3), số bán nợ đã tiếp tục “đổ” về tài khoản của VAMC thêm gần 3 ngàn tỷ tiền mặt. “Kế hoạch cả năm 2016, VAMC đặt mục tiêu bán và thu được từ 25-30 ngàn tỷ. Nếu hoàn thành, tức là chỉ trong 2 năm, VAMC đã cùng các tổ chức tín dụng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ thu hồi về chừng 50 ngàn tỷ, chiếm hơn 20% trong tổng nợ xấu đã mua”, ông Hùng nhấn mạnh.
Thống kê cho thấy có khoảng 70% trong tổng nợ xấu VAMC đã mua là tài sản thế chấp bất động sản. Năm 2016, VAMC sẽ tổ chức phân loại khoản nợ chi tiết, phân loại nợ của các tổ chức tín dụng, khoản nào phối hợp được; khoản nào đã mua. “Hiện, VAMC đang rà soát lại những vụ án đã có hiệu lực để thi hành án tiến hành. Cả TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, dự kiến mỗi nơi có chừng 30 vụ án. Tại Tây Nguyên, chúng tôi sắp cho phát mại đấu giá một khoản nợ xi măng của SHB”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Theo các chuyên gia, một quan ngại là nợ xấu có thể sẽ tiếp tục tăng lên với những khoản không thu hồi được; chưa kể những tác động từ nền kinh tế hay rủi ro tín dụng từ cho vay bất động sản đang bị cảnh báo là “nóng” lên.
Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
'Mãnh thú' Lamborghini Huracan mà Diogo Jota cầm lái khi gặp nạn mạnh cỡ nào? (04/07)
-
Nam thanh niên phải khám tâm thần vì chứng sợ các buổi họp (04/07)
-
Từ tỷ phú đến gánh hàng rong ven đường, bi kịch của ông ‘trùm du lịch’ nức tiếng (04/07)
-
Điểm chuẩn Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2025 sẽ giảm (04/07)
-
Al Hilal ở FIFA Club World Cup: Khát vọng Real Madrid châu Á (04/07)
-
Bắt nữ giám đốc "phù phép" dầu ăn chăn nuôi thành cho người: Hé lộ mạng lưới doanh nghiệp dày đặc, nhưng khai thuế chỉ 5 người (04/07)
-
Sao Việt từng phải kiếm 6 tỷ/năm trả nợ, vẫn cho con học trường quốc tế: Vượt qua biến cố, dạy con hay ho (04/07)
-
Mỹ điều 200 lính thủy đánh bộ đến Florida hỗ trợ cơ quan nhập cư (04/07)
-
Một quốc gia đang gánh núi nợ “khổng lồ”, cao nhất Đông Nam Á (04/07)
-
Chi tiết 5 nhóm người bị tinh giản biên chế kể từ 2025 (04/07)
Bài đọc nhiều




