Kinh tế
28/04/2019 15:41Xin 'mật hoá' thông tin giá điện: Bộ Công Thương quá nuông chiều EVN?

Trước ý kiến của Bộ Công thương về việc xin đóng dấu mật những thông tin trên, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng không nên đóng dấu Mật vào phương án giá điện.
VCCI đề nghị các phương án giá điện được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.
Còn theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, đối với những mặt hàng do nhà nước điều chỉnh giá như xăng thì nên được giữ bí mật trước khi thay đổi nhằm tránh gây hỗn loạn thị trường, tránh đầu cơ...
Bởi thực tế cũng đã chứng minh, nhiều người lợi dụng thông tin giá xăng tăng để đầu cơ tích trữ, gây ra những nhiễu loạn trong thị trường, ảnh hưởng đến công tác điều hành quản lý.
Tuy nhiên, PGS Ngô Trí Long cho rằng, giá xăng dầu trong nước vận hành theo sự biến động của giá xăng dầu thế giới, theo cơ chế thị trường nên bộ cũng không nhất thiết phải đóng dấu mật với những thông tin này.
Ngược lại, điện là mặt hàng vừa sản xuất vừa tiêu thụ thì việc đầu cơ là không thể xảy ra. Cả công cụ quản lý và lực lượng hàng hóa đều nằm trong tay nhà nước thì không có lý do gì bộ phải lo đến đầu cơ hay nhiễu loạn thị trường.
"Đối với 2 mặt hàng sát sườn với người dân là xăng và điện thì nên có sự công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát. Nếu bộ đề xuất đóng dấu mật cho các thông tin về 2 ngành hàng này sẽ gây ra sự bất bình trong nhân dân.
Xin đóng dấu “mật” thông tin liên quan đến điều hành giá điện, tôi cho rằng, Bộ Công thương đang quá “nuông chiều” ngành điện?", PGS. TS Ngô Trí Long đặt câu hỏi.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, trước hết, cần phải nghe giải trình từ phía Bộ Công Thương để biết những thông tin liên quan đến điều hành giá xăng, giá điện được bảo mật ở mức độ nào. Nếu chỉ bảo mật với người dân mà lại để lộ với các doanh nghiệp gây lũng đoạn thị trường thì sẽ xử lý ra sao. Tất cả những điều này, bộ cần phải làm rõ trong một cuộc lấy ý kiến và phản biện công khai.
Song TS Minh Phong cũng khẳng định, giá điện không thể "mật" bởi nguyên tắc của nó là theo cơ chế thị trường.
Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có trách nhiệm giải trình, công khai các khoản lỗ, một số chỉ tiêu kỹ thuật nhưng những giải trình sâu hơn nữa về những đầu tư ngoài ngành, chi phí tiền lương, chi phí hợp lý, không hợp lý trong mức so sánh... thì EVN chưa có.
"Cách giải trình của EVN vẫn mù mờ và không thuyết phục và ít nhiều mang tính chất tự mình bênh vực và không có câu phản biện. Tôi cho rằng phải có tổ chức kiểm toán độc lập để phản biện những điều EVN đưa ra thì mới đảm bảo khách quan", TS Minh Phong nói.
Theo Thùy Dung (Lao Động)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




