Lối Sống

8 thói quen khiến quần áo giặt rồi vẫn bẩn

Còn gì tệ hơn việc thấy quần áo vẫn có mùi hôi sau khi giặt, đôi khi nó còn nặng mùi hơn trước khi giặt. Nếu điều này xảy ra với bạn, chắc chắn nó sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao quần áo giặt xong rồi lại có mùi hôi không?

1. Quá nhiều hoặc quá ít bột giặt

Bạn sẽ không nghĩ rằng chất dùng để làm sạch quần áo lại có thể là nguồn gốc gây ra mùi hôi. Chất tẩy giặt cô đặc cao sẽ nhân lên theo cấp số nhân sau khi bạn thêm nước vào.

Nếu cho quá nhiều chất tẩy rửa vào một chu trình giặt, máy sẽ không thể xả sạch hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn đến việc thu hút bụi bẩn và vi khuẩn, khiến quần áo bị bẩn hơn lúc chưa giặt.

Vấn đề này có thể nghiêm trọng gấp hai lần đối với máy giặt cửa trước. Máy giặt cửa trước hiệu suất cao được thiết kế để sử dụng ít nước. Để tránh quần áo có mùi do sử dụng quá nhiều bột giặt, hãy sử dụng bột giặt ở mức vừa đủ.

Một nhược điểm khác của việc quá tay với xà phòng là sự tích tụ có thể xảy ra theo thời gian. Điều này dẫn đến máy nhanh bẩn hơn và cần được làm sạch kỹ càng thường xuyên hơn. Chất tẩy rửa dạng bột có xu hướng để lại ít cặn hơn, vì vậy cũng có thể có lợi khi sử dụng loại bột gặt này.

Ngoài ra nếu bạn cho một đống quần áo bẩn vào máy giặt mà không thêm đủ chất tẩy rửa cần thiết thì có khả năng quần áo sẽ không được làm sạch hoàn toàn.

Cách tốt nhất để sử dụng lượng bột giặt phù hợp là làm theo hướng dẫn được in trên bao bì của sản phẩm.

8 thói quen khiến quần áo giặt rồi vẫn bẩn
Ảnh minh họa

2. Nhét quá nhiều đồ vào máy giặt 

Bạn nghĩ rằng nếu nhét càng nhiều đồ vào máy giặt thì sẽ giúp giặt nhanh và sạch hơn.Thật không may cách làm này sẽ phản tác dụng. Nếu máy giặt quá tải, nó không thể thực hiện công việc của mình.

Khi nhét đầy quần áo, nồng chứa sẽ không có đủ khoảng trống để nước chảy vào giữa các món đồ hoặc do tì mà quần áo không được đảo trộn tốt nhất. Xà phòng không được phân bố đều và không thể làm sạch hoàn toàn quần áo. Nhiều khả năng nước cũng sẽ không làm ướt được hoàn toàn nếu quần áo chèn sát vào nhau.

Tất cả những yếu tố này đều là nguyên nhân, tốt nhất là bạn nên cho vào máy giặt số lượng quần áo vừa phải. Với không gian rộng rãi trong lồng giặt, quần áo sẽ được tiếp xúc hoàn toàn với nước xà phòng, nước sẽ có thể làm lỏng và rửa sạch bụi bẩn cũng như mùi hôi. Tương tự như vấn đề thừa chất tẩy rửa, điều này đặc biệt quan trọng với các máy có hiệu suất cao.

3. Bỏ trực tiếp quần áo bẩn vào máy giặt

Máy giặt có khả năng giặt quần áo theo chu trình được nhà sản xuất quy định gồm ngâm, giặt, xả và vắt quần áo. Theo nguyên lý này, máy giặt không xác định được độ bẩn của quần áo. Do đó, các loại quần áo nhiều vết bẩn cứng đầu sẽ không được đảm bảo giặt sạch hoàn toàn khi cho vào máy.

Trước khi bỏ quần áo vào máy giặt cần xử lý sơ qua các vết bẩn cứng đầu. Việc làm này sẽ ngăn chặn tối đa tình trạng các vết bẩn dính vào quần áo khác. Quần áo bẩn tốt nhất sau khi cởi ra nên giặt ngay, mùa hè giặt hàng ngày, mùa đông tùy theo tần suất tắm để giặt quần áo ngay sau đó.

4. Không kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy giặt

Hành động này đôi khi gây ra một số rắc rối. Ví dụ như trong túi có khăn giấy, giặt xong chắc chắn quần áo sẽ dính đầy giấy vụn, trông vừa bẩn mà lại mất thẩm mỹ.

Nếu quần áo dính nhiều mảng bám như bùn đất, khi cho vào máy giặt chung, các mảng bám sẽ bong ra, hòa vào nước và bám vào quần áo khác. Hơn nữa, mảng bám quá nhiều sẽ làm cho lồng giặt đóng cặn, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến độ bền của máy.

Trước khi cho quần áo vào máy giặt, cần kiểm tra kỹ để đảm bảo không có vật lạ trong túi. Với những bộ quần áo dính vết bẩn khó tẩy như dầu mỡ, cà phê nếu được đưa trực tiếp vào máy giặt, vết bẩn sẽ khó bị loại bỏ. Nên có cách xử lý riêng để làm sạch hiệu quả vết bẩn trước khi đưa vào máy.

Nếu là quần áo có khóa kim loại, tốt nhất nên cài cúc sau đó mới cho vào máy giặt, tránh trường hợp khóa kim loại làm hỏng thùng trong của máy trong quá trình giặt.

8 thói quen khiến quần áo giặt rồi vẫn bẩn - 1
Ảnh minh họa

5. Quần áo không được giặt theo từng loại

Nhiều người thường bỏ tất cả quần áo, đồ lót của mọi thành viên trong gia đình vào giặt chung. Thói quen này không hề tốt.

Thực tế, vi khuẩn sống và bám trên cơ thể mỗi người thường không giống nhau. Nếu giặt chung với quần áo lót như vậy, vi khuẩn lẫn bệnh truyền nhiễm mau chóng lây nhiễm, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh vùng kín.

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên quần áo của trẻ cũng cần giặt riêng. Hơn nữa nên giặt quần áo và đồ lót riêng rẽ. Nếu muốn giặt hỗn hợp quần áo, phải sử dụng máy giặt có chất khử trùng và diệt khuẩn. Sau khi giặt nên sấy khô và tiệt trùng quần áo.

6. Không phơi quần áo ngay sau khi giặt

Nhiều người quen với việc bỏ quần áo bẩn vào máy giặt để giặt tự động nhưng không biết khi nào nên phơi khô, thậm chí có thể buổi sáng giặt quần áo nhưng buổi tối mới đem ra phơi.

Thực tế, thói quen này không tốt. Nếu không lấy quần áo ngay sau khi giặt sẽ đẩy nhanh quá trình sinh sản của vi khuẩn trong thùng máy giặt, gây bất lợi cho da.

Sau khi giặt xong, nên lấy quần áo ra phơi hoặc sấy khô kịp thời, thời gian để quần áo trong máy không quá bốn giờ.

7. Đóng máy giặt sau khi sử dụng

Nhiều người có thói quen đóng nắp máy giặt sau khi sử dụng dù bên trong vẫn ẩm ướt. Cách làm này sẽ khiến độ ẩm trong máy không thoát được ra ngoài mà còn tiếp tục tăng lên. Điều đó sẽ tạo môi trường thuận lợi để những vi khuẩn sinh sôi, phát triển và quần áo lại càng bẩn thêm.

Sau khi giặt quần áo, đừng vội đóng cửa máy giặt mà hãy xả lồng giặt bên trong bằng nước sạch, sau đó mở nắp và thông gió một lúc để đảm bảo nước trong máy giặt được thoát hết.

Sau khi sử dụng máy giặt một thời gian, cần phải vệ sinh lưới lọc, bộ lọc, hộp phân phối chất tẩy rửa và các bộ phận khác kịp thời, những nơi này rất dễ tích tụ bụi bẩn.

8 thói quen khiến quần áo giặt rồi vẫn bẩn - 2
Ảnh minh họa

8. Không bao giờ vệ sinh máy giặt

Lồng trong của máy giặt là nơi chứa nhiều bụi bẩn sau thời gian dài sử dụng. Vì vậy, đôi khi lấy quần áo ra khỏi máy giặt sẽ phát hiện trên quần áo có một số vết bẩn nhỏ. Đây chính là chất bẩn đọng lại lâu ngày trong máy, khiến quần áo ngày càng bẩn hơn khi giặt.

Việc vệ sinh máy giặt thường xuyên không chỉ giúp tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn mà còn loại bỏ cặn bột giặt và các vụn bẩn khác có thể làm tắc nghẽn thiết bị. Một chiếc máy giặt sạch sẽ luôn có tuổi thọ dài hơn. Làm vệ sinh máy thường xuyên chính là quy trình đơn giản để tiết kiệm tiền bạc và thời gian, tránh phải sửa chữa và thay thế tốn kém.

Khuyến cáo nên tháo máy giặt để vệ sinh mỗi năm một lần.

NT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/8-thoi-quen-khien-quan-ao-giat-roi-van-ban-d184557.html