Ôtô - Xe máy
06/05/2015 08:00Công nghiệp ôtô: Không bỏ được thì thế nào?
Bài toán về tương lai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ngày càng trở nên khó có lời giải trọn vẹn đối với cả các nhà hoạch định chính sách lẫn các doanh nghiệp.
Bài toán về tương lai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ngày càng trở nên khó có lời giải trọn vẹn đối với cả các nhà hoạch định chính sách lẫn các doanh nghiệp.
Không thể từ bỏ
Sau 20 năm kể từ khi một loạt liên doanh ôtô được cấp phép thành lập, Việt Nam vẫn chưa thể có được một ngành công nghiệp ôtô thực thụ.
Và khi hàng rào thuế quan theo các cam kết quốc tế đang nhanh chóng được cắt giảm, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ nhiều nước, nhiều khu vực đang ngày càng thấp và tiến nhanh về mức 0%, viễn cảnh về sự đổ vỡ hoàn toàn, về cuộc “tháo chạy” của một loạt các nhà máy do các tập đoàn ôtô nước ngoài đầu tư - dù khó chấp nhận sau 20 năm chăm bẵm - song cũng đã được vẽ ra một cách rõ ràng.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, đồng thời với “mong muốn” và “cam kết” đầu tư tại Việt Nam, đại diện nhiều liên doanh vẫn thường để ngỏ khả năng chuyển hoàn toàn sang nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) nếu các chính sách không ban hành đủ nhanh và đủ mạnh theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện cho công nghiệp ôtô phát triển.
![]() |
Công nghiệp ôtô vẫn được coi là ngành có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và bản thân các doanh nghiệp cũng không hề muốn từ bỏ mặc dù còn đang vấp phải vô số những khó khăn từ nội tại đến ngoại cảnh. |
Tuy nhiên, tại một cuộc tọa đàm mới đây về chính sách đối với ngành công nghiệp ôtô, đã có không ít ý kiến cho rằng việc từ bỏ công nghiệp ôtô là rất khó. Lý do đáng kể nhất chính là sức hấp dẫn của một thị trường tiềm năng.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco Group), cho rằng Việt Nam đang có dân số 90 triệu người và vài năm nữa sẽ lên đến 100 triệu, với một thị trường tiềm năng như vậy thì hoàn toàn “vẫn có thể kỳ vọng làm được công nghiệp ôtô để tiêu thụ trong nước, để xuất khẩu sang các nước ASEAN”.
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), đồng thời là Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, ông Yoshihisa Maruta cũng đánh giá tiềm năng về một thị trường có dân số 90 triệu người là rất lý tưởng. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cũng đã từ lâu đưa ra định hướng đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại và công nghiệp ôtô chính là một trong những ngành mũi nhọn. Vậy nên, nếu các điều kiện được hội tụ thì Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển được công nghiệp ôtô.
“Tất cả thành viên VAMA đều có mong muốn duy trì sản xuất tại Việt Nam. Vừa qua chúng tôi đã họp để đề xuất, thống nhất các kiến nghị gửi Chính phủ và dự kiến đến tháng 5/2015 sẽ xin một cuộc họp để có những đề xuất cụ thể”, ông Yoshihisa Maruta nói.
Nhiều chuyên gia trong ngành cũng nhận định rằng khả năng các hãng ôtô thế giới từ bỏ Việt Nam là rất khó bởi chính tiềm năng của thị trường và bởi những nguồn lợi mà các hãng xe thu được thực tế là không hề nhỏ.
Thậm chí, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, ông Đào Phan Long còn quả quyết rằng “với thị trường 100 triệu dân như Việt Nam thì sẽ không có hãng xe nào bỏ cuộc”.
Từ góc nhìn quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh cũng khẳng định việc Chính phủ ban hành chiến lược phát triển công nghiệp ôtô lần thứ hai vào cuối năm ngoái đã chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam.
Cũng cần lưu ý rằng, trước khi bản chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô giai đoạn mới được ban hành, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã hơn một lần “giục” Bộ Công Thương và các ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển công nghiệp ôtô.
Nhưng làm thế nào?
Rõ ràng, công nghiệp ôtô vẫn được coi là ngành có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và bản thân các doanh nghiệp cũng không hề muốn từ bỏ mặc dù còn đang vấp phải vô số những khó khăn từ nội tại đến ngoại cảnh. Nhưng làm thế nào để công nghiệp ôtô phát triển lại là câu hỏi khó có lời giải trọn vẹn.
Thực tế đã từng có không ít ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ không thể có được ngành công nghiệp ôtô đúng nghĩa nếu không có những chính sách đủ mạnh và đủ nhanh. Thậm chí, một số chuyên gia còn khẳng định rằng, khi thời điểm năm 2018 đang rất gần, thì có ưu đãi nữa thì công nghiệp ôtô Việt Nam cũng không kịp “lớn” để có thể chống chọi được với xe nhập khẩu.
Tuy nhiên, như đại diện Bộ Công Thương và nhiều doanh nghiệp ôtô lớn nhận định, Việt Nam vẫn có thể phát triển được công nghiệp ôtô và quan trọng là phải làm thế nào.
Theo nhiều ý kiến, để phát triển được công nghiệp ôtô, Chính phủ cần tiếp tục tạo ra các cơ chế ưu tiên, ưu đãi hơn nữa cho khối doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trong bối cảnh thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước Đông Nam Á sắp giảm về 0%, Việt Nam cũng cần giảm thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về mức tương ứng, kể cả nguồn linh kiện từ các nước ngoài khối ASEAN.
Bên cạnh đó, đại diện khối doanh nghiệp VAMA cũng đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe lắp ráp trong nước (CKD), cụ thể là tính trên giá linh kiện nhập khẩu thay cho cách tính trên giá xuất xưởng hiện nay.
“Nếu tính thuế trên giá CIF cho xe CKD thì doanh nghiệp nào càng nội địa hóa nhiều càng giảm được giá thành, giảm được tỷ trọng linh kiện nhập khẩu và theo đó sẽ khuyến khích nội địa hóa”, Chủ tịch VAMA Yoshihisa Maruta chia sẻ.
Cũng theo người đứng đầu VAMA, vấn đề hiện nay là làm sao phát triển công nghiệp trong nước đến giai đoạn ổn định, đến khi thị trường đủ lớn và doanh nghiệp đủ mạnh. Và điều này, cũng với sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp thì Chính phủ cũng cần nhanh chóng có những quyết sách vừa trúng vừa đúng.
Còn theo ông Đào Phan Long, ưu tiên về chính sách thuế chỉ nên coi là giải pháp trước mắt, quan trọng hơn là bản thân các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau chứ không nên mạnh ai nấy làm như trước đây.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cho rằng, nếu tiếp tục ưu đãi thì cũng chỉ tập trung cho các doanh nghiệp đã làm được công nghiệp ôtô, ưu đãi cho các doanh nghiệp đủ tiềm lực chứ không phải ưu tiên để toàn dân làm ôtô.
Theo Đ.Thọ (VnEconomy.vn)
Tin cùng chuyên mục

Đây là bản Ford Mustang Mach-E sắp bán tại Việt Nam: Diện mạo khác xe nhập tư, pin khủng, đầy bình có thể chạy Hà Nội - Quảng Bình
(20/07)

Cú hích lớn cho thị trường xe máy điện
(20/07)

Top xe bán tải bán chạy nhất thị trường Việt Nam tháng 6/2025: Nhiều mẫu tăng doanh số
(20/07)

Loạt tính năng hiện đại trên ô tô bị người dùng Việt "ngó lơ"
(20/07)

Audi A4 hàng hiếm bán lại ngang Kia K3 "đập hộp": Là bản "full option" từng dùng cho sự kiện đặc biệt với rèm và loa hàng hiệu
(19/07)

Rộ tin đồn xe tay ga Honda hầm hố, cốp to hơn của Lead, mạnh gấp đôi Air Blade sắp về: Giá bán bất ngờ
(19/07)

Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình
(19/07)

Những lý do không nên đổ đầy bình xăng trong mùa hè
(19/07)
Tin mới nhất
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trực 24/24, tập trung ứng phó bão số 3 (20/07)
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480km, cảnh báo mưa cực lớn (20/07)
-
Mẫu iPhone chính thức hết thời, ai đang dùng phải bỏ ngay, người mua mới phải tránh xa (20/07)
-
Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích" (20/07)
-
Bão Wipha giật cấp 14, hàng không lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay (20/07)
-
Phương Mỹ Chi gặp nguy, bác sĩ cũng đành bó tay (20/07)
-
Chuyến du lịch của gia đình 8 người chỉ còn 2: Cuộc điện thoại cuối trước giây phút định mệnh khiến con tàu lật úp (20/07)
-
Tin cảnh báo giông lốc được gửi khi tàu Vịnh Xanh đã xuất bến, bị lật (20/07)
-
4 số điện thoại lừa đảo mới nhất, tuyệt đối cảnh giác nếu không muốn "bay" sạch tiền trong tài khoản (20/07)
-
Tang thương bao trùm gia đình 4 người thiệt mạng trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (20/07)
Bài đọc nhiều

Cập nhật Vụ lật tàu ở Hạ Long: Nghẹn lòng cảnh tượng bi thương tại nhà tang lễ, người thân khuỵu ngã trước nỗi đau quá lớn

Nạn nhân vụ chìm tàu ở Hạ Long: "Mọi người đề nghị chủ tàu cho quay lại thay vì tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, chủ tàu động viên du khách chịu khó vì sắp tới điểm tham quan đầu tiên"

Phó chủ tịch Quảng Ninh nêu lý do lực lượng cứu hộ ra hiện trường lật tàu có "độ trễ"

Vụ đắm tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long: Xuyên đêm trục vớt tàu, tìm thấy thêm một số thi thể

Bão Wipha hiện đang ở đâu? Nhiều nơi “căng mình” trước cơn bão dữ dội, chuyến bay bị hoãn, người dân được khuyến cáo ở trong nhà