Ôtô - Xe máy
15/01/2017 09:45Lý do lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính - tài xế Việt cần biết
Theo Edmunds, trước đây lốp dự phòng bằng lốp chính, nhưng từ 2007-2014, trên thế giới, lượng lốp dự phòng full-size giảm khoảng 49%. Thống kê của chuyên trang này vào 2014, khoảng 52% số xe ôtô trên thế giới sử dụng lốp dự phòng nhỏ, phần lớn là xe con. Vậy vì sao có những sai khác này, độc giả click từng phần để xem giải thích.
Những lý do các hãng sản xuất lốp dự phòng nhỏ hơn lốp chính được chuyên trang Yourmechanic tổng hợp từ chuyên gia kỹ thuật gồm:
- Lốp dự phòng nhỏ giúp giảm không gian chiếm chỗ trong cốp xe.
- Trọng lượng nhẹ nên giảm tải trọng xe, tiết kiệm nhiên liệu
- Trọng lượng nhẹ cũng giúp tài xế dễ dàng khuân vác, di chuyển và thay thế
- Lốp nhỏ hơn thường nhẹ và khả năng bám đường cũng thấp hơn, chạy được tốc độ tối đa thấp hơn, thường khoảng 80 km/h. Nhờ đó nhắc nhở tài xế không quên vào xưởng vá lốp, thay lại lốp chính và cân chỉnh. Nếu lốp dự phòng bằng lốp chính thường gây "lười" cho người sử dụng, không đến xưởng kiểm tra, gây mất an toàn.
- Cuối cùng, việc sản xuất lốp dự phòng nhỏ, nhẹ hơn cũng giúp hãng xe tiết kiệm chi phí, giảm giá xe.
Vẫn có những hãng sản xuất lốp dự phòng bằng lốp chính. Loại lốp này lại có hai loại, một loại bằng về cả kích cỡ lẫn phẩm chất kỹ thuật, một loại bằng kích cỡ nhưng phẩm chất kỹ thuật không bằng, ví dụ hoa lốp nông hơn, vành không cứng bằng...
Loại giống hệt lốp chính thường sử dụng cho các xe phải tải nặng, chạy đường dài như xe tải, bán tải, SUV cỡ lớn, trong khi loại có phẩm chất kỹ thuật kém hơn thường dùng cho những loại có hình dáng lớn nhưng chủ yếu chạy đô thị, không phải tải nặng, ví dụ crossover, MPV.
Vì xe đó sử dụng lốp với công nghệ run-flat, tức loại lốp vẫn có thể chạy tiếp cả trăm cây số ở tốc độ cao sau khi bị thủng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, những xe này vẫn có trang bị lốp dự phòng.
Thay lốp dự phòng là một trong những công việc ưu tiên mà mọi tài xế cần biết. Có một số quy tắc như dưới đây:
1. Để an toàn về người và tài sản, khi thay lốp cần chèn bánh, khóa cửa và bật đèn cảnh báo.
2. Đặt kích đúng vị trí. Thông thường vị trí này đánh dấu ở khung xe cách lốp khoảng 15-20 cm. Đặt sai vị trí có thể khiến kích không đứng vững, ảnh hưởng kết cấu xe.
3. Tháo ốc theo hình ngôi sao. Tức không tháo liên tục những ốc cạnh nhau mà tháo lần lượt các ốc chéo nhau (ví dụ số 1 rồi đến số 3, sau đó 5-2-4).
4. Ốc - kích - ốc. Tức khi tháo thì vặn lỏng ốc, nâng kích rồi mới tháo hết các ốc. Khi vặn vào cũng như vậy, vặn ốc, hạ kích rồi mới bắt chặt.
5. Đặt lốp phụ dưới gầm xe. Đặt lốp dự phòng dưới gầm xe đề phòng trường hợp bị đổ kích, vẫn có lốp đỡ không bị sạt gầm xuống đất và cũng không chèn vào người
Theo Minh Hy (VnExress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Chạy ngược chiều, người đi xe máy nghênh ngang thách thức 'tử thần' (04/07)
-
Sau 4 năm ly hôn, vợ cũ Bill Gates tiết lộ lý do chia tay tỷ phú giàu bậc nhất thế giới (04/07)
-
Gắn giỏ hàng trên TikTok phải đóng thuế ra sao? (04/07)
-
Thiết bị bật 24/24 cũng không lo tốn điện: Tác dụng không ngờ tới, phòng đóng kín cửa rất cần (04/07)
-
Triệu tập nam tài xế lái ô tô con vào đường cấm trên bãi biển (04/07)
-
Bức hình hiếm Trịnh Công Sơn 28 tuổi ngồi bên Khánh Ly 22 tuổi (04/07)
-
Bí ẩn máy bay hạng nặng của Mỹ liên tục hạ cánh xuống Israel (04/07)
-
Truy tố cựu Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ (cũ) và 139 bị can vụ đánh bạc 106 triệu USD (04/07)
-
Vụ nộp gần 4,5 tỷ tiền thuế chuyển đổi đất vườn: Khu đất được áp giá bằng 60% bảng giá đất (04/07)
-
Bé gái 10 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị khỉ tấn công (04/07)
Bài đọc nhiều





