Pháp luật
27/04/2022 16:12Cặp đôi ở Hà Nội lừa hơn 100 người, chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng
Hôm nay (27/4), TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lại Thị Vân (SN 1980, quê Thái Bình) và Phạm Bá Trạc (SN 1959, ở quận Hà Đông, Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, khoảng từ tháng 6/2017- 4/2020, Công an TP Hà Nội nhận được đơn của nhiều người tố cáo Vân và Trạc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua việc nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục xin cho họ đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Kết quả điều tra xác định: Từ năm 2015-2017, hai bị cáo dù không có chức năng, không có khả năng làm thủ tục đưa người khác đi xuất khẩu lao động tại Úc, nhưng đã đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vân bịa chuyện mình có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, còn Trạc “nổ” mình là cán bộ cấp cao trong cơ quan Nhà nước, có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin được cho nhiều người đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Cả hai cam kết, người đi xuất khẩu lao động tại Úc sẽ được lao động từ 2- 4 năm, với mức lương khoảng từ 3.000- 4.000 USD/tháng. Người lao động phải nộp tiền phí từ 5.000 - 30.000 USD, tùy vào từng công việc.
Theo hứa hẹn, sau khi nộp tiền đặt cọc (từ 2.000-10.000 USD) khoảng 3 tháng, người lao động được xuất cảnh sang Úc lao động và phải nộp nốt số tiền còn lại.
Các bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau đã trực tiếp hoặc thông qua trung gian nộp tiền và hồ sơ cho Vân, Trạc để nhờ hai bị cáo làm thủ tục cho họ hoặc cho người thân đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Sau khi nhận tiền, Phạm Bá Trạc, Lại Thị Vân tổ chức cho người lao động đi khám sức khỏe, học tiếng Anh. Sau đó, người lao động được đưa đến phố Lò Đúc (Hà Nội) làm các thủ tục lăn tay, chụp ảnh… để làm visa.
Tuy nhiên, những việc trên chỉ là “động tác giả”, nhằm mục đích tạo niềm tin và kéo dài thời gian chờ đợi của người lao động. Thực tế, Trạc và Vân đã không làm thủ tục gì để đưa họ đi xuất khẩu lao động tại Úc.
Hết thời hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động đến đòi tiền. Lúc này, hai kẻ lừa đảo viết cam kết sẽ trả lại tiền, nhưng sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.
Ngày 11/7/2020, Phạm Bá Trạc đến cơ quan điều tra đầu thú. Đến ngày 3/2/2021, Lại Thị Vân bị bắt theo lệnh truy nã.
Cơ quan tố tụng xác định, Vân và Trạc đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng.
Các bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án yêu cầu các bị cáo hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của họ.
Tại phiên tòa sáng nay, đại diện VKS cho hay, liên quan đến bị cáo, Công an quận Hà Đông vừa chuyển hồ sơ vụ lừa 34 bị hại ở Hải Dương lên Công an Hà Nội.
Vì vậy, VKS đề nghị trả hồ sơ vụ án này để sáp nhập vào vụ án mà Công an quận Hà Đông vừa chuyển hồ sơ. Ngoài ra, hai bị cáo khai còn có 2 nạn nhân khác ở tỉnh Nghệ An trong vụ án lừa đảo 97 người trước đó.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên bố trả hồ sơ để sáp nhập 2 vụ án, ghi nhận thêm 2 người bị hại khác.
Theo T.Nhung (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
-
6 loại cây nhỏ xinh nên đặt ở bàn làm việc: Vừa đẹp vừa như “thuốc an thần”, giảm căng thẳng (18/07)
-
Xót xa cảnh Katy Perry kìm nén, cố không khóc giữa lúc chia tay Orlando Bloom (18/07)
-
iPhone 17 Pro Max sẽ được trang bị công nghệ màn hình cao cấp mới (18/07)
-
Nhà Trắng giải thích về các vết bầm tím thường thấy trên tay ông Trump (18/07)
-
Giá vàng hôm nay 18/7/2025: Thế giới giảm liên tiếp, vàng miếng SJC vẫn nghe ngóng (18/07)
-
5 câu nói cha mẹ EQ thấp thường buột miệng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp - Càng nói, con càng tổn thương (18/07)
Bài đọc nhiều




