Pháp luật
06/03/2022 09:30Chiêu thức mới của giới tội phạm dùng 'móc túi' người dùng ví điện tử
Ngày 4/3, Ví điện tử MoMo đã phát thông tin đề nghị khách hàng cảnh giác với thủ đoạn chuyển cuộc gọi, chiếm đoạt số SIM của tội phạm công nghệ cao.
Theo MoMo, gần đây, các đối tượng lừa đảo, tội phạm công nghệ cao thực hiện thủ đoạn giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố và yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp **21*# hoặc DS gửi 901 nhằm chiếm đoạt tài khoản của khách hàng.
Cụ thể, các đối tượng lừa đảo người dùng soạn tin nhắn chuyển cuộc gọi để lấy mã xác nhận (OTP).
Theo MoMo, cú pháp **21*# thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) - dịch vụ của các nhà mạng cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng.

Sau khi người dùng gửi thành công tin nhắn đã soạn theo cú pháp trên, mọi cuộc gọi đến thuê bao của của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại mà đối tượng lừa đảo cung cấp - trong đó có cuộc gọi cung cấp mã xác thực (OTP) từ ngân hàng, ví điện tử.
Bên cạnh đó, các đối tượng còn có thủ đoạn hỗ trợ nâng cấp SIM lên SIM 4G, 5G để chiếm đoạt SIM điện thoại.
Cú pháp DS gửi 901 là cú pháp đổi SIM điện thoại qua phôi SIM trắng theo phương thức nhắn tin (SMS).
Với chiêu trò lừa đảo rằng giúp người dùng nâng cấp SIM điện thoại thành SIM 4G, 5G, các đối tượng này yêu cầu người dùng nhắn tin theo cú pháp trên. Khi thao tác thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát SIM vì SIM của đối tượng lừa đảo trở thành SIM “chính chủ".
Với cả hai thủ đoạn tinh vi trên, các đối tượng lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, ví điện tử của nạn nhân bằng cách đăng nhập và chọn tính năng quên “Quên mật khẩu”.
Cùng với việc dễ dàng có đủ các thông tin cá nhân kết hợp với cuộc gọi chuyển tiếp thông báo mã xác thực (OTP) hoặc có quyền kiểm soát SIM để nhận mã OTP, đối tượng lừa đảo dễ dàng kích hoạt mật khẩu mới để chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
“Bên cạnh mất tài sản, người dùng còn có nguy cơ phải gánh khoản nợ thay bởi các đối tượng này cũng có thể sử dụng các thông tin có được để vay tiền từ các App, tổ chức tín dụng”- MoMo cảnh báo.
MoMo cho biết, thuê bao di động có thể là chìa khoá để vào các tài khoản quan trọng nhất của người dùng. Vì vậy, người dùng tuyệt đối không làm theo các cú pháp do người khác yêu cầu khi chưa tìm hiểu, tra cứu thông tin kỹ càng. Bên cạnh đó, nhân viên MoMo không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp Mật khẩu và OTP.
Để bảo vệ tài sản của chính mình, MoMo khuyến cáo người dùng tuyệt đối không cung cấp Mật khẩu và Mã xác thực (OTP) của ví điện tử cho bất kỳ ai; Không bấm vào đường link lạ để nhập Mật khẩu và Mã xác thực (OTP); Luôn tra cứu, tìm hiểu thông tin để nắm chắc mục đích, ý nghĩa của các cú pháp tin nhắn trước khi thực hiện.
Theo Hữu Huy (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
-
Hơn 140 công dân Việt Nam bị tạm giữ tại Campuchia vì liên quan lừa đảo trực tuyến (17/07)
-
Phương Mỹ Chi và “nữ hoàng melody” sẽ diễn siêu hit 280 triệu view của Sơn Tùng tại Chung kết Sing! Asia? (17/07)
-
Thực hư bức ảnh Thủ khoa khối C19 đạt 29,75 điểm nhưng trượt tốt nghiệp vì 0,25 Toán (17/07)
-
Đại tướng Nguyễn Tân Cương "bật mí" những điểm đặc biệt trong lễ diễu binh 2/9 (17/07)
-
Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử (17/07)
-
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc 2 loại kem chống nắng giả (17/07)
-
Nhân viên chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nhổ nước bọt vào burger để phục vụ khách, nguyên nhân gây phẫn nộ (17/07)
-
Nghiên cứu chính xác đến giật mình: Hôn nhân không tan vì ngoại tình mà vì duy nhất 1 lý do (17/07)
Bài đọc nhiều




