Pháp luật

Thảm án ở Điện Biên: Nghi phạm chết, vụ án sẽ xử lý thế nào?

Liên quan tới vụ thảm án tại Điện Biên khiến 3 người chết xảy ra vào chiều 11.2 vừa qua, nghi phạm gây ra vụ việc đã ăn lá ngón tự tử. Điều này khiến dư luận băn khoăn rằng, trước hành vi phạm tội dã man như vậy, nghi phạm đã chết, vụ án sẽ được xử lý theo hướng nào?

Liên quan tới vụ thảm án tại Điện Biên khiến 3 người chết xảy ra vào chiều 11.2 vừa qua, nghi phạm gây ra vụ việc đã ăn lá ngón tự tử. Điều này khiến dư luận băn khoăn rằng, trước hành vi phạm tội dã man như vậy, nghi phạm đã chết, vụ án sẽ được xử lý theo hướng nào?
thảm án o diẹn bien: nghi phạm chét, vu an se xu ly the nao? hinh anh 1
Nghi phạm Sùng A Thò. (Ảnh: CAND)

“Đại diện gia đình, người thân của gia đình nạn nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng. Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu này, cơ quan thi hành án căn cứ tài sản của người thực hiện hành vi tội phạm để lại thực hiện thi hành án” - luật sư Lực nói.

Theo vị luật sư này, hành vi của nghi phạm Sùng A Thò có cơ sở xác định phạm tội giết người theo điểm a, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cụ thể: "Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc từ hình. a) Giết nhiều người...".

Tuy nhiên, theo như diễn biến của sự việc, sau khi dùng dao phát nương gây án tại bản Ma Lù Thàng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên khiến 3 người chết (gồm ông Sùng Sái Dơ - 67 tuổi, bà Vừ Thị Dợ - 66 tuổi, vợ ông Dơ và anh Sùng A Hồ - 16 tuổi, con trai vợ chồng ông Dơ), nghi phạm Thò đã bỏ trốn, sau đó tự tử, luật sư Lực cho biết, theo quy định của pháp luật, cơ quan tố tụng sẽ không khởi tố vụ án.

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, cơ quan tố tụng sẽ không khởi tố vụ án. Căn cứ khoản 7 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”, luật sư Lực nói.

“Còn theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết” - Giám đốc Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa dẫn chứng.

Trước đó, vào chiều 11.2, một vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại khu vực lán nương thuộc bản Ma Lù Thàng, xã Huổi Lèng làm chết 3 người trong một gia đình gồm: Ông Sùng Sái Dơ (67 tuổi), bà Vừ Thị Dợ (66 tuổi) là vợ ông Dơ và con trai là Sùng A Hồ (16 tuổi).

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ban Chuyên án đã nhanh chóng làm rõ nghi phạm gây ra vụ trọng án trên là Sùng A Thò (31 tuổi, hàng xóm của các nạn nhân).

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tranh chấp đất nương giữa hai gia đình dẫn đến mâu thuẫn nên Sùng A Thò đã dùng dao phát nương chém chết cả ba người trong nhà ông Sùng Sái Dơ. Sau khi gây án, đối tượng đã bỏ trốn.

Các trinh sát đã khoanh vùng, xác định đối tượng đang lẩn trốn ở khu vực bản Phi Công, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà.

Các trinh sát đã ập đến, vô hiệu hóa vũ khí và bắt giữ đối tượng. Lúc này đối tượng có dấu hiệu mệt lả. Tổ công tác đã đưa đối tượng về Trạm y tế xã Xá Tổng (cách đó khoảng 5km) để cấp cứu, nhưng nghi phạm đã tử vong sau đó. Theo xác định ban đầu, nghi phạm đã dùng lá ngón để tự tử.


Theo Hòa Nguyễn (Dân Việt)