Thế giới
12/03/2021 09:04'Bộ Tứ' muốn phá thế thống trị của Trung Quốc về đất hiếm
Trên Bloomberg, nhà phân tích David Fickling cho biết thông tin chính quyền Trung Quốc muốn cấm xuất khẩu công nghệ tinh luyện đất hiếm chẳng hề gây bất kỳ chấn động nào trên thị trường. Trên thực tế, chiêu "vũ khí hóa đất hiếm" có thể phản tác dụng đối với Bắc Kinh.
Năm 2010, tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng lên, Bắc Kinh quyết định hạn chế xuất khẩu 17 loại đất hiếm để trả đũa Tokyo. Khi đó, Nhật Bản gặp khó vì phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung neodymium, dysprosi và terbi từ Trung Quốc để sản xuất động cơ, đèn LED, laser và pin nhiên liệu.
Ở thời điểm đó, Trung Quốc gần như độc quyền sản xuất đất hiếm. Không có nguồn cung cấp thay thế, ngành công nghệ cao của Nhật Bản đối mặt nguy cơ tê liệt.

Các nước nhận ra bài học từ cuộc khủng hoảng này. Đó là với việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí địa chính trị, thế giới cần lập tức đa dạng hóa nguồn cung loại khoáng sản cần thiết này.
Nikkei ngày 11/3 đưa tin, nhóm "Bộ Tứ" được cho đang lên kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu xuất hiện trong hàng loạt sản phẩm từ điện thoại thông minh, động cơ cho tới pin cho xe điện.
Trung Quốc hiện đang là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới và sức mạnh thị trường của nước này đã gây ra những quan ngại. Nhiều ý kiến lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ biến đất hiếm thành "vũ khí địa chính trị".
Nhóm "Bộ Tứ" dự kiến sẽ đối phó với mối quan ngại trên thông qua hợp tác tài trợ công nghệ sản xuất mới và các dự án phát triển, cũng như đi đầu trong việc soạn thảo các quy tắc quốc tế. Mục tiêu của nhóm là thiết lập nên một chuỗi mua bán đất hiếm để thách thức sự thống trị của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện gần như nắm thế độc quyền trong lĩnh vực tách và tinh chế đất hiếm, những quy trình gây ra những lo ngại liên quan đến môi trường và hủy hoại đất.
Tuy nhiên, Bắc Kinh nắm ít quyền kiểm soát hơn trong việc khai thác các nguyên tố đất hiếm. Mỹ xuất khẩu quặng đất hiếm sản xuất trong nước sang Trung Quốc, sau đó nhập khẩu lại 80% đất hiếm đã được tinh chế từ Trung Quốc.
Đức Minh (nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người mất tích (19/07)
-
Nữ diễn viên khóc nghẹn bắt quả tang chồng có hành vi vụng trộm "trái luân thường đạo lý" (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
Trung vệ cao 1m84 ghi 2 bàn, tuyển Việt Nam "đặt một chân" vào bán kết giải Đông Nam Á (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
Bài đọc nhiều




