Thế giới

IS khủng hoảng tài chính, chiến binh bị cắt giảm, nợ lương

Theo Bộ Tài chính Mỹ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.

Những khó khăn về tài chính đã làm nảy sinh các xung đột trong nội bộ chiến binh lẫn các chỉ huy IS. Tình trạng trộm cắp và xung khắc đã xảy ra.


Ảnh Business Insider

Lần đầu tiên trong một thời gian dài tiến hành chiến dịch chống khủng bố đã có một lý do để lạc quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Daniel Glaser nói và nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong sự thành công này.

Theo ông, chiến dịch quốc tế đã thành công trong việc phá vỡ cơ cấu tài chính của IS. Tuy nhiên, ông lưu ý thêm rằng IS "vẫn còn đủ tiền để hoạt động".

Nga cũng nhấn mạnh những đóng góp của minh trong chiến dịch chống khủng bố cực đoan ở Iraq và Syria.

Moscow đã cho công bố các bằng chứng cho thấy những kẻ khủng bố đã gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển và bán dầu từ các khu vực chúng kiểm soát ra ngoài biên giới Syria và Iraq.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Nga, quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực dầu mỏ quan trọng của đất nước khiến IS mất đi những nguồn thu lớn.

Theo tờ Tầm nhìn của Nga, IS bắt đầu gặp khó khăn về tài chính từ cuối năm 2015. Trong tháng 1/2016, tờ The Independent dẫn nguồn tin gân gũi với vụ việc nói rằng IS đã cắt giảm một nửa tiền lương của các chiến binh, hoạt động cung cấp lương thực thực phẩm giảm xuống còn 2 lần mỗi tháng.

Việc cắt giảm tiền lương đã dẫn đến sự cơ cấu lại hoạt động trong tổ chức IS và thúc đẩy các hành vi gian lận, trộm cắp dầu mỏ.

Theo ước tính của tình báo Iraq hồi tháng 10 năm ngoái, IS kiếm được khoảng 50 triệu USD từ việc buôn lậu dầu mỏ tại Iraq và Syria.

Tuy nhiên, theo các ước tính khác nhau, IS bán được 40.000-150.000 thùng dầu mỗi ngày. Do đó, thu nhập của IS trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Chúng không gặp khó khăn nhiều trong việc tìm kiếm khách tiêu thụ bởi giá bán ra rất rẻ.

Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động này của IS hiện đã giảm 60% do bị mất quyền kiểm soát các mỏ và bị phá hủy các tuyến đường vận chuyển đi tiêu thụ tại Syria và giảm 5% tại Iraq. Hiện IS chỉ sản xuất được tổng cộng khoảng 34.000 thùng dầu mỗi ngày.

Nhưng, dầu không phải là nguồn thu nhập duy nhất của IS. Tổ chức này còn có thể kiếm được rất nhiều tiên từ các nhà tài trợ ở Mỹ, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và vô số cái gọi là cảm tình viên.

Bên cạnh đó, buôn bán ma túy từ Afghanistan cũng là một trong những nguồn thu nhập lớn của IS. Nó cũng có thêm thu nhập từ cướp các ngân hàng, bảo tàng, buôn bán nô lệ, buôn bán nội tạng người, đồ cổ, bắt cóc đòi tiền chuộc.

Theo Thống kê của Bộ Tài chính Mỹ, trong năm 2014, IS đã thu được 20 triệu USD từ hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc, khoảng 500 triệu USD từ các ngân hàng, thu được 600 triệu USD tiền thuế từ người dân trong các khu vực chúng kiểm soát. Những kẻ khủng bố cũng đang tích cực bán các cổ vật cướp bóc từ các thành phố di sản ở Syria và Iraq.
 
>> IS đã có loại vũ khí chỉ cần chạm vào là chết
>> IS thanh trừng nội bộ "lớn nhất từ trước tới nay" tại Syria

Theo Hoàng Hải (Nguoiduatin.vn)