Thế giới

Lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc: Phép thử lớn cho đập Tam Hiệp

Mực nước tại hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất tại Trung Quốc, đã vượt mức 22,58 mét ghi nhậ được trong đợt lũ lịch sử năm 1998, trong khi mưa lớn vẫn tiếp tục được dự báo sẽ diễn ra ở hạ lưu và trung lưu sông Trường Giang, khiến nhà chức trách Trung Quốc phải mức cảnh báo đối phó lũ lụt lên cấp cao thứ hai.

Dư luận Trung Quốc hiện đang quan tâm việc đập Tam Hiệp có thể chặn đươc lũ, và liệu nước này có phải đối mặt với lũ lụt lịch sử như 22 năm trước hay không.

Lũ lụt năm 1998 tại Trung Quốc đã khiến khoảng 4.150 người chết, gây thiệt hại kinh tế 160 tỷ nhân dân tệ (tương đương 22,9 triệu USD), theo Global Times.

Các chuyên gia cứu trợ thiên tai đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế đã khiến Trung Quốc dễ chịu thiệt hại vì lũ lụt hơn, tuy vậy cũng đánh giá công trình đập Tam Hiệp đã khiến lưu vực sông Trường Giang "an toàn hơn nhiều".

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng đánh giá cao những tiến bộ về mặt hậu cần, điều phối nguồn lực và công nghệ, đều là những yếu tố có thể giúp Trung Quốc vượt qua thiên tai lớn mà không phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng sau khi đã xây dựng đập Tam Hiệp, được đưa vào vận hành năm 2003, những thiên tai như lũ lụt năm 1998 sẽ khó có thể xảy ra ở dòng chính.

Lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc: Phép thử lớn cho đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp (Ảnh: Xinhua)

Zhang Boting, chuyên gia phân tích tại Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện hôm 12/07 nói với Global Times rằng với đập Tam Hiệp đang được vận hành, mức nước ở dòng chính có thể vẫn được giữ ở mức thấp bằng cách giữ nước ở phần trên của hồ chứa, trong khi hồ Bà Dương và các nhánh khác có thể xả nước vào dòng chính của sông Trường Giang.

Mực nước của sông Trường Giang hiện nay an toàn hơn nhiều so với năm 1998, theo ông Zhang.

Do áp lực lũ lụt ở hạ lưu và trung lưu sông Trường Giang lên cao, ủy ban tài nguyên nước đã giảm mức xả lũ ở hồ chứa đập Tam Hiệp xuống 19.000 mét khối/giây. Con số này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các đợt mưa sắp tới.

Trước đó vào đầu tháng sáu, hồ chứa đập Tam Hiêp đã giảm mực nước xuống 145 mét, thấp hơn mực nước cao 30 mét để chuẩn bị đối phó với nước lũ.

Gao Jianguo, thành viên ủy ban giảm thiểu thiên tai quốc gia thuộc Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cảnh báo dù đập Tam Hiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực kiểm soát lũ lụt ở dòng chính, các vùng hạ lưu vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn do mưa lớn gây ra ngập lụt quy mô nhỏ và ngập úng.

Một lo ngại khác là mùa bão, thường bắt đầu vào tháng 08, và có thể sẽ trùng khớp với mùa lũ trên sông Trường Giang, gây thêm nhiều nguy cơ đối với các vùng hạ lưu và khu vực đồng bằng.

So với thời điểm năm 1998, việc các khu vực dọc theo sông Trường Giang đã phát triển hơn dẫn tới nguy cơ lũ lụt, ngập úng ở mức độ tương tự sẽ gây ra thiệt hại kinh tế có thể cao gấp 10 lần. Tuy vậy, những tiến bộ về công nghệ trong hệ thống ứng phó khẩn cấp được cho là sẽ giúp giới chức đối phó hiệu quả hơn với lũ lụt và giảm thiểu tối đa thiệt hại, theo giới phân tích.

Global Times dẫn lời ông Gao cho biết Trung Quốc hiện được chuẩn bị tốt hơn trong công tác đối phó với lũ lụt, việc giám sát, dự báo thủy văn và khí tượng đã chính xác hơn. Những tiến bộ trong hậu cần và điều phối nguồn lực cũng giúp nước này có thể sẵn sàng đối phó với tình trạng khẩn cấp trên diện rộng.

Trung Quốc hiện cũng có thể thực hiện việc gia cố bao bờ, sơ tán và tái thiết sau lũ tốt hơn, ông Gao nhận xét.

Theo Global Times, máy bay không người lái đã được sử dụng ở tỉnh Giang Tây để giám sát tình hình lũ lụt cũng như phát hiện các nguy cơ thiên tai tiềm ẩn. Những máy bay này chuyển tài hình ảnh trực tiếp, giúp công tác cứu nạn, cứu trợ thuận lợi hơn.

Một người ở huyện Bồ Dương cho biết ở thời điểm năm 1998, người dân chủ yếu sống trong các căn hộ cấp bốn, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Tuy vậy, hiện tại đa số gia đình đang sống trong nhà hai hoặc ba tầng, do đó họ có thể chờ đợi cứu hộ trong trường hợp lũ lụt bất ngờ.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đã cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong cahi sẻ thông tin, giúp người dân có đủ thời gian để sơ tán và chuẩn bị đối phó với lũ lụt.

Mưa lớn ở lưu vực sông Trường Giag năm nay được đánh giá không chỉ là thử thách lớn với đập Tam Hiệp, mà còn là bài kiểm tra đối với cơ chế phản ứng thiên tai của Trung Quốc, theo các nhà phân tích.

Tuy vậy, sông Trường Giang thường chứng kiến bảy hoặc tám thời điểm mưa lũ cao điểm mỗi nào vào cuối tháng 07 và đầu tháng 08, do đó những thử thách lớn nhất có thể vẫn còn ở phía trước, theo ông Gao.

Linh Giang (Nguoiduatin.vn)