Thế giới
09/05/2025 22:15Nga chịu chi số tiền cực khủng để 'phù phép' khiến trời 'không thể mưa' trong Lễ duyệt binh ở Moscow
Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng là một trong những sự kiện quan trọng của nước Nga. Năm nay, điều kiện vô cùng thuận lợi để các hoạt động diễn ra suôn sẻ. Tất cả đều nhờ bí quyết "ngăn mưa" hàng đầu thế giới của Nga.
Các nhà khoa học đã không còn xa lạ gì với công nghệ gieo mây. Nó là một kỹ thuật thay đổi thời tiết để thay đổi lượng mưa từ mây bằng cách đưa các chất kích tạo vào khí quyển. Các chất đó bao gồm: Iodua bạc: Một hợp chất giống tinh thể băng, kích thích sự hình thành các giọt nước lớn hơn. Khí CO2 đông lạnh (dry ice): Làm lạnh nhanh các giọt nước, thúc đẩy quá trình ngưng tụ. Muối: Hút ẩm, hỗ trợ hình thành các giọt mưa.
Khi máy bay hoặc tên lửa phun các chất đó vào mây, chúng sẽ tạo ra hạt nhân để nước ngưng tụ, dẫn đến mưa hoặc tuyết. Một khi mây xả hết độ ẩm trước khi đến khu vực tổ chức sự kiện, bầu trời sẽ trở nên quang đãng và không mưa. ScienceAlert đánh giá quá trình đó đòi hỏi cần phải dự báo thời tiết chính xác, cùng sự phối hợp chặt chẽ.
Các nhà khí tượng học đầu tiên sẽ dùng radar và dự báo để tìm các đám mây có khả năng gây mưa. Tiếp đến họ triển khai máy bay quân sự như Antonov hoặc Ilyushin, được trang bị thiết bị phun hóa chất nhằm phun chất kích tạo. Hóa chất được phun vào mây và sẽ kích thích mưa ở nơi cách xa địa điểm diễn ra sự kiện khoảng 80-100km.
Bắt đầu từ thời Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu thay đổi thời tiết. Sau này công nghệ gieo mây dần được hoàn thiện để phục vụ các sự kiện quốc gia, đặc biệt là những cuộc duyệt binh và lễ hội công cộng.
Máy bay quân sự được trang bị súng phun hoặc thiết bị phát tia để phân tán hóa chất khi thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Năm 2017, thời tiết xấu vẫn khiến một phần duyệt binh bị gián đoạn.
Dĩ nhiên công nghệ hiện đại này tiêu tốn số tiền rất khủng. Để thực hiện gieo mây, cần thuê nhà thầu, vận hành máy bay, mua hóa chất như iodua bạc. Năm 2016, Nga mất khoảng 1,3 triệu USD để gieo mây đón Ngày Quốc tế Lao động 2016. Năm 2015, họ tốn 6,5 triệu USD cho Ngày Chiến thắng. Năm 2017, Nga tiêu 1,67 triệu USD cho Ngày Chiến thắng. Dù số tiền nghe thì khổng lồ nhưng thực tế nó cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách cho các sự kiện quốc gia, vốn thường bao gồm an ninh và tổ chức lễ hội.
Không chỉ Nga, Trung Quốc, Mỹ, UAE, Ấn Độ cũng từng sử dụng công nghệ gieo mây với những mục đích khác nhau. Dẫu vậy, các nước giàu có trên thế giới không dám sử dụng loại công nghệ này một cách đại trà vì lo sợ tác động không đáng có mà nó tác động thời tiết, môi trường. Quan trọng hơn cả là tính hiệu quả của nó không phải chắc chắn 100%, đặc biệt là khi điều kiện thời tiết phức tạp.
Theo An An (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Chủ tịch Taobao ngoại tình với người mẫu đắt giá 10.000 tỷ, chuyện bại lộ vì tiểu tam "không biết điều" (19/07)
-
Người thứ tư trên thế giới nhận Huân chương Đại sứ thiện chí là một nhà sư Việt (19/07)
-
Phương Mỹ Chi vào Chung kết “Sing! Asia 2025” (18/07)
-
Truy nã phạm nhân dọa giết người trốn khỏi Trại giam Yên Hạ (18/07)
-
Sẽ ra mắt kênh truyền hình đối ngoại quốc gia “Vietnam Today” vào dịp Quốc khánh 2/9/2025 (18/07)
-
2 tháng nữa 2 con giáp sẽ bước vào giai đoạn huy hoàng, giàu có dư dả, 1 con giáp lại cần thận trọng (18/07)
-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
Bài đọc nhiều




