Thế giới

Nghi án chú rể sát hại cô dâu 17 tuổi đêm tân hôn vì… "cái ngàn vàng"

Ngay đêm tân hôn, cô dâu trẻ đã bị chồng bóp cổ đến chết và nhiều người cho rằng sở dĩ cô dâu bị giết là do chồng nghi ngờ đã mất "cái ngàn vàng".

Ngay đêm tân hôn, cô dâu trẻ đã bị chồng bóp cổ đến chết và nhiều người cho rằng sở dĩ cô dâu bị giết là do chồng nghi ngờ đã mất "cái ngàn vàng".

Theo đó, Khanzadi Lashari cưới người họ hàng xa, Qalandar Bux Khokhar. Và đêm trước khi thi thể của cô dâu trẻ này được tìm thấy trong phòng ngủ ở căn hộ tại thành phố Jacobabad, lúc cảnh sát ập đến, chồng cô dâu xấu số này đã bỏ trốn.

Vụ việc chỉ được cảnh sát biết đến khi anh trai của Khanzadi, Ali Sher Lashari, đi trình báo sự việc với lời tố cáo rằng Khokhar và 4 người em trai hắn đã giết cô dâu trẻ.

Bức ảnh được cho là cô dâu Khanzadi Lashari trong ngày cảnh sát phát hiện ra sự việc.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, hình ảnh cô dâu trẻ và những thông tin vụ việc đã được lan truyền nhanh chóng trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều người cho rằng sở dĩ cô dâu bị giết là do chồng nghi ngờ đã mất cái ngàn vàng. Tuy nhiên, cho đến nay thông tin này chưa được xác nhận.

Một số ý kiến khác lại cho rằng họ đã từng nghe thấy tiếng cãi cọ kịch liệt của đôi vợ chồng này trong lễ cưới và đây là lý do có thể dẫn đến vụ siết cổ kia.

Mẹ của Khanzadi nói với cảnh sát rằng, bà không nhận được bất kỳ hồi âm nào của con gái sau đám cưới. Theo lời của mẹ nạn nhân, Qalandar Bux và Khanzadi là anh em họ nhưng cuộc hôn nhân được gia đình đồng ý tổ chức. Tuy nhiên con trai bà thì lại biết rõ sự việc.

Và khi cảnh sát đến hiện trường, đã chứng kiến Khanzadi nằm trên giường và đã chết.

Vụ việc này gây chấn động dư luận. Thậm chí Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) đã lên tiếng trước cái chết của Khanzada. Đại diện Đảng đã nhấn mạnh rằng “sẽ không khoan nhượng với kẻ thủ ác gây ra những hành vi vô nhân đạo”.

Còn Chủ tịch PPP, Bilawal Bhutto Zardari tuyên bố đảng của ông không tha thứ cho hành động sát hại phụ nữ vô tội, bất lực dưới danh nghĩa là "giết người vì danh dự" và những người nhúng tay vào tội ác ghê tởm như vậy sẽ không nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Ngay sau vụ việc, nhà làm phim Sharmeen Obaid Chinoy chia sẻ bức ảnh về thi thể của Khanzadi trên trang mạng xã hội Twitter với hashtag “xấu hổ”. Nữ đạo diễn này đoạt giải Oscar năm 2015 với phim tài liệu “A Girl in the River” nội dung về những vụ giết người vì danh dự.

Theo báo cáo từ Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, gần 1.100 phụ nữ ở nước này bị chính người thân giết hại trong năm ngoái vì họ bị gán tội làm nhục gia đình. Hầu hết trong số 1.096 nạn nhân bị bắn, một số bị tạt axit. Dĩ nhiên, Ủy ban Nhân quyền của Pakistan tin rằng vẫn còn nhiều trường hợp chưa được báo cáo.

Những vụ “giết người vì danh dự” từ lâu đã trở thành một “vấn nạn” khiến nhiều phụ nữ Pakistan phải chịu khổ đau.

Trong các vụ việc này, phụ nữ và hung thủ thường là những người thân của nhau. Với niềm tin mù quáng rằng, nạn nhân đã làm ô danh gia đình và hành động của họ là rửa nhục, tội ác này được thực hiện dưới nhiều hình thức, nhẹ thì nạn nhân bị xẻo môi, mũi; nặng thì bị treo cổ, chôn sống, ném đá đến chết.

Cuối năm 2015, một phụ nữ Pakistan đã bị chồng và bố chồng thiêu sống chỉ vì rời nhà mà không xin phép. Sự việc xảy ra tại cảng Manakpur, tỉnh Punjab thuộc miền Trung Pakistan. Hôm đó, cô Shabana Bibi nhận được tin chị gái mình bị ốm nên vội vã về nhà thăm chị. Tuy nhiên, trước khi đi Bibi đã không nhớ ra là phải xin phép chồng và gia đình nhà chồng, cô cứ thế trở về nhà đẻ với mong muốn nhanh chóng gặp chị gái để hỏi thăm bệnh tình của chị.

Hủ tục “giết người vì danh dự” tồn tại rất lâu đời ở Pakistan cũng như nhiều nước Hồi giáo khác như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập.

Theo Thanh Hiền ((Nguoiduatin.vn)