Thế giới

Tại sao thời xưa vợ cả phải chứng kiến đêm động phòng của chồng với vợ lẽ?

Trong thời phong kiến cổ đại Trung Quốc, người vợ lẽ không được phép động phòng một mình với chồng mà luôn có sự giám sát của người vợ cả và một vài người hầu nữa.

Trong thời cổ đại Trung Quốc, việc đàn ông có 5 thê 7 thiếp là hết sức bình thường, thậm chí còn được coi là lẽ đương nhiên. Lấy vợ lẽ cũng không trái với thuần phong mỹ tục bởi một lý do hết sức quan trọng, đó là vấn đề thừa tự. Người thời xưa rất coi trọng việc sinh con để nối dõi tông đường, thậm chí gia đình nào không sinh được con trai còn bị coi là thất đức. Do đó, đàn ông thường cưới nhiều vợ để sinh được nhiều con trai, giúp mở mang gia tộc. Tất nhiên, đa số những người đàn ông xuất thân từ gia đình trung lưu trở lên mới đủ điều kiện để cưới nhiều vợ.

Tuy nhiên, vợ cả và vợ lẽ có sự khác nhau rất nhiều về thân phận, địa vị và quyền lực. Thông thường, người vợ cả luôn là người xuất thân từ gia đình "môn đăng hộ đối" với nhà chồng. Vợ cả thường được đối xử khác hẳn, nhận được sự tôn trọng lớn, từ việc ăn uống đến quần áo, đồ dùng đều chăm chút hơn so với vợ lẽ. Ngoài ra, vợ cả cũng là người chịu trách nhiệm quản lý gia đình, giống như quản gia. Vợ cả phải quản lý chi tiêu, đất đai, gia sản cho nhà chồng, còn chăm sóc con cái, dạy dỗ người hầu. Cô cũng được phép tham gia vào một số công việc của nhà chồng, bao gồm cả việc lựa chọn thê thiếp.

Tại sao thời xưa vợ cả phải chứng kiến đêm động phòng của chồng với vợ lẽ?
Ảnh minh họa

Trong khi đó, địa vị của người vợ lẽ trong nhà chồng thường rất thấp. Ngay cả khi được chồng yêu thương và sủng ái đến mức nào, thê thiếp cũng không thể nhận được sự tôn trọng lớn như vợ cả. Thực tế, địa vị của những người vợ lẽ chỉ cao hơn người hầu, nô bộc một chút. 

Điều đáng chú ý là người vợ lẽ không được phép trải qua đêm động phòng hoa chúc một mình với chồng, mà phải có sự giám sát của người vợ cả và cả người hầu. Có rất nhiều lý do cho việc này.

Đầu tiên, người vợ cả phải sắp xếp và trang trí cho phòng tân hôn của chồng mình với vợ lẽ. Thời xưa, sự trong trắng của người phụ nữ là vô cùng quan trọng, do đó để tránh làm hoen ố hình ảnh của nhà chồng, người vợ cả sẽ giúp chồng kiểm tra trinh tiết người thiếp bằng cách trải một tấm vải trắng trên giường trước khi đêm động phòng diễn ra.

Phụ nữ thời xưa thường kết hôn khi còn rất trẻ, chỉ từ 13-15 tuổi, vậy nên chắc chắn chưa có kinh nghiệm và hiểu biết trong "chuyện chăn gối". Do đó, vợ cả cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn chuyện phòng the cho vợ lẽ. Tất cả là để người chồng được cảm thấy thoải mái, sung sướng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tại sao thời xưa vợ cả phải chứng kiến đêm động phòng của chồng với vợ lẽ? - 1
Ảnh minh họa

Sau khi vợ lẽ và chồng ân ái xong xuôi, vợ cả sẽ giám sát, đưa vợ lẽ về phòng của mình. Khi người vợ lẽ an phận trong phòng, vợ cả sẽ quay lại hầu hạ chồng. Hành động này là để xác lập địa vị của người vợ cả trong nhà, nhắc nhở vợ lẽ biết trên biết dưới.

Từ đó về sau, mọi sinh hoạt vợ chồng của người vợ lẽ đều sẽ bị vợ cả giám sát chặt chẽ. Nếu có hành động vượt quá quyền hạn hoặc cố ý mê hoặc, dụ dỗ người chồng, chắc chắn sẽ bị vợ cả tìm cách để dằn mặt. Không ít trường hợp vợ lẽ vì thân cô thế cô, được chồng yêu thương một chút mà gặp họa. Không những con không giữ được, mà tính mạng bản thân cũng chẳng còn.

Ngoài ra, cho dù vợ lẽ được sủng ái đến nhường nào thì cũng không được ghi tên vào gia phả nhà chồng. Kể cả khi họ sinh được con nối dõi cho nhà chồng, đứa con gần gũi đến mấy cũng không được gọi mẹ ruột là mẹ một cách danh chính ngôn thuận, chỉ có thể gọi là mẹ kế, thực sự rất đáng thương.

Theo K.H (Tri thức & Cuộc sống)




https://kienthuc.net.vn/doi-song-giai-tri/tai-sao-thoi-xua-vo-ca-phai-chung-kien-dem-dong-phong-cua-chong-voi-vo-le-1963868.html